Để Thủ đô xứng tầm là trái tim của cả nước
Việc xây dựng Dự án Luật thủ đô sửa đổi nhằm tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý; xây dựng cơ chế đặc thù, vượt trội; khắc phục những khó khăn, vướng mắc, bất cập phát sinh trong quá trình thi hành Luật Thủ đô để xây dựng, phát triển Thủ đô với vị trí, vai trò là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, hướng tới đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn; phát triển nhanh, bền vững, có sức lan tỏa để thúc đẩy vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước cùng phát triển. Tạo cơ chế để hoàn thiện tổ chức bộ máy chính quyền thành phố theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với vai trò, vị trí và yêu cầu phát triển, quản lý Thủ đô trong giai đoạn phát triển mới. Tăng cường phân quyền, phân cấp cho thành phố nhằm tạo sự chủ động, sáng tạo, tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của Thành phố; có cơ chế kiểm soát quyền lực, thực hiện công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình.
Tạo thể chế thuận lợi không chỉ cho Thủ đô mà cả Vùng Thủ đô và các đối tác tham gia xây dựng Thủ đô, hướng tới xây dựng Thủ đô phát triển nhanh và bền vững, trở thành động lực phát triển của Vùng Thủ đô và cả nước, với tinh thần “Hà Nội vì cả nước, cùng cả nước”.
Chiều 10/11, thảo luận tại tổ về dự án Luật thủ đô sửa đổi, các đại biểu thống nhất cần thiết phải có các cơ chế chính sách đặc thù, các nội dung được luật hóa trên cơ sở thực hiện thí điểm chính quyền đô thị và các cơ chế chính sách đặc thù đã quy định áp dụng thí điểm đối với một số địa phương, xem xét đã bảo đảm phù hợp với chủ trương, quan điểm của Đảng, quy định của Hiến pháp, tính khả thi và tác động đến mặt bằng phát triển chung của cả nước.
Cho rằng hồ sơ dự án Luật đã được Chính phủ chuẩn bị rất công phu, nghiêm túc, với tinh thần cầu thị cao, các đai biểu đề nghị Chính phủ tiếp tục quan tâm thể hiện rõ hơn các cơ chế, chính sách ưu đãi, đặc thù, đặc biệt, vượt trội thể hiện sự phân quyền mạnh mẽ, giao trách nhiệm lớn cho chính quyền Thủ đô để bảo đảm tính khả thi.
Các đại biểu cũng cho rằng, việc xây dựng dự án Luật không phải làm cho một thành phố mà cho cả đất nước, bởi Thủ đô là trái tim của cả nước. cần thiết phải sửa đổi luật để xây dựng, phát triển Thủ đô nhanh, bền vững, có sức lan tỏa, thúc đẩy vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước.
Bí thư thành ủy, trưởng đoàn đại biểu quốc hội thành phố Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết: "Sau 10 năm thi hành Luật Thủ đô 2012 cũng đã bộc lộ nhiều vướng mắc, hạn chế, đòi hỏi phải sớm sửa đổi để phù hợp thực tiễn, đáp ứng yêu cầu phát triển". Việc điều chỉnh các luật khác, khiến cho luật thủ đô bị hạn chế, chưa phát huy hiệu lực, hiệu quả của các cơ chế, chính sách để phát triển Thủ đô xứng tầm với vị trí, vai trò là trái tim của cả nước.


Năm 2025, Hà Nội sẽ hoàn thành mạng lưới nước sạch đến tất cả các xã, phường, thị trấn.
Quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) từ 18 phường sẽ sắp xếp thành 2 đơn vị hành chính cơ sở. Ngay trong ngày 19/4, các phường đã tiến hành việc lấy ý kiến người dân tại thôn, tổ dân phố về chủ trương này.
Hà Nội chính thức thông xe tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài vào sáng nay, 19/4. Đây là một trong những dự án giao thông trọng điểm của thành phố. Dự sự kiện có Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn cùng đại diện các Sở ngành, địa phương.
Thực trạng ùn tắc giao thông tại Hà Nội đòi hỏi những giải pháp căn cơ và toàn diện nhằm giảm thiểu số lượng, hạn chế mức độ sử dụng xe cá nhân của người dân.
Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh hôm nay (19/4) đã có văn bản gửi UBND các quận, huyện, thị xã về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp HĐND các cấp.
Quận Hai Bà Trưng (TP. Hà Nội) dự kiến sẽ hợp nhất các phường hiện có thành 3 đơn vị hành chính mới gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai và Vĩnh Tuy.
0