Để phố đi bộ không chỉ là trào lưu

Thời gian tới, thành phố sẽ triển khai thêm một tuyến phố đi bộ là phố đi bộ khu vực hồ Ngọc Khánh, quận Ba Đình. Song, để phố đi bộ mở ra không chỉ là một trào lưu thì cần xem xét và nghiên cứu.

Sau nhiều năm đi vào hoạt động, phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm và vùng phụ cận đã trở thành "thương hiệu" của Hà Nội. Cứ từ tối thứ 6 và hai ngày thứ Bảy, Chủ nhật, nơi đây trở thành điểm vui chơi, thu hút đông đảo người dân cũng như du khách trong nước và quốc tế. Trung bình mỗi ngày cuối tuần, phố đi bộ quanh hồ đón hàng chục nghìn du khách.

Phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm và vùng phụ cận đã trở thành "thương hiệu" của Hà Nội.

Không gian Khu phố ẩm thực đêm kết hợp đi bộ Đảo Ngọc Ngũ Xã, quận Ba Đình gồm hai tuyến phố giao cắt trung tâm đảo là Ngũ Xã và Nguyễn Khắc Hiếu, chỉ dài khoảng 120m.

Được kỳ vọng trở thành điểm đến đáng nhớ trong lòng du khách và người dân Thủ đô, nhưng thực tế lại hoàn toàn trái ngược. Ngoài các hàng quán kinh doanh ăn uống thì không có một điểm nhấn gì khác ở con phố này.

Khác với vẻ tấp nập tại phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm, phố đi bộ Đảo Ngọc, Ngũ Xã, quận Ba Đình có phần vắng vẻ, đìu hiu.

Phố đi bộ Đảo Ngọc, Ngũ Xã, quận Ba Đình có phần vắng vẻ, đìu hiu.

Khu vực nhộn nhịp nhất là nơi các hàng quán kinh doanh dịch vụ ẩm thực dọc hai bên phố Ngũ Xã. Tuy nhiên, khi chưa thành lập không gian đi bộ, nơi này vốn đã là tụ điểm ăn uống từ hàng chục năm qua.

Bà Nguyễn Thị Vinh - Phố Ngũ Xã, quận Ba Đình chia sẻ: "Từ ngày có phố đi bộ, lượng khách đến quán vẫn vậy và họ đến để ăn chứ không phải để đi bộ. Phố đi bộ quá ngắn lại không có một chương trình, hoạt động gì ở đây, nên không có ai đến để đi bộ".

Tuyến phố đi bộ Trịnh Công Sơn (quận Tây Hồ) vẫn không thể khai thác hết tiềm năng và thế mạnh.

Sau hai lần tạm dừng hoạt động để tu sửa, cải tạo thêm, tuyến phố đi bộ Trịnh Công Sơn (quận Tây Hồ) vẫn không thể khai thác hết tiềm năng và thế mạnh. Dó đó, sau khi đề xuất, tuyến phố đã được chuyển đổi thành không gian văn hóa sáng tạo - nơi tổ chức các sự kiện văn hóa, nghệ thuật.

Chủ trương mở rộng phố đi bộ của Hà Nội là hoàn toàn phù hợp, bởi như vậy mới khai thác được tối đa cảnh quan kiến trúc đường phố vốn có của Thủ đô và tạo ra nhiều không gian công cộng cho người dân.

Song, để hạn chế tình trạng nơi tấp nập, chỗ đìu hiu hay chỉ rộ lên như một trào lưu thì việc khai thác hiệu quả những lợi thế sẵn có, kết hợp với những sản phẩm văn hóa, du lịch đa dạng, đặc sắc là rất cần thiết.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) từ 18 phường sẽ sắp xếp thành 2 đơn vị hành chính cơ sở. Ngay trong ngày 19/4, các phường đã tiến hành việc lấy ý kiến người dân tại thôn, tổ dân phố về chủ trương này.

Hà Nội chính thức thông xe tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài vào sáng nay, 19/4. Đây là một trong những dự án giao thông trọng điểm của thành phố. Dự sự kiện có Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn cùng đại diện các Sở ngành, địa phương.

Thực trạng ùn tắc giao thông tại Hà Nội đòi hỏi những giải pháp căn cơ và toàn diện nhằm giảm thiểu số lượng, hạn chế mức độ sử dụng xe cá nhân của người dân.

Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh hôm nay (19/4) đã có văn bản gửi UBND các quận, huyện, thị xã về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp HĐND các cấp.

Quận Hai Bà Trưng (TP. Hà Nội) dự kiến sẽ hợp nhất các phường hiện có thành 3 đơn vị hành chính mới gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai và Vĩnh Tuy.

Hà Nội hiện có 30 đơn vị hành chính cấp huyện và 526 đơn vị hành chính cấp xã (160 phường, 345 xã và 21 thị trấn). Dự kiến số lượng đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp còn 47 phường.