Đầu tư cho giáo dục công lập vùng dân tộc thiểu số

Tại chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, các đại biểu tán thành với việc điều chỉnh chủ trương đầu tư chương trình dân tộc thiểu số và miền núi. Đồng thời đề nghị xem xét đưa các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trên địa bàn huyện có các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vào diện đầu tư của chương trình.

Nhận định các trường đào tạo nghề, trung cấp, cao đẳng tại địa phương giúp phân luồng học sinh hiệu quả, tiết kiệm chi phí học tập cho học sinh và tạo nguồn lực quan trọng cho phát triển các địa phương, các đại biểu tán thành việc bổ sung một số đơn vị sự nghiệp công lập là trường dự bị đại học, đại học, trường chuyên biệt; các trường phổ thông dân tộc nội trú vào danh sách đầu tư.

Các đại biểu tán thành với việc điều chỉnh chủ trương đầu tư chương trình dân tộc thiểu số và miền núi.

Đại biểu Nguyễn Thị Lan Anh - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai nêu ý kiến: “Trường trung cấp cao đẳng, dạy nghề giáo dục thường xuyên có chức năng đào tạo cao đẳng, trung cấp, sơ cấp theo quy định, số người học có đến 80% là học sinh dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, hiện nay các cơ sở giáo dục còn thiếu, ngân sách khó khăn, nên nguồn đầu tư cho giáo dục còn hạn chế. Thế nhưng các cơ sở đào tạo này không thuộc địa bàn, vì vậy không thuộc chính sách nên mong muốn Chính phủ bổ sung”.

Đối với các trường THPT vùng cao Việt Bắc; Trường Hữu nghị T78; Trường Hữu nghị 80, đại biểu đề nghị cần rà soát, không nên điều chỉnh đối tượng giao vốn đầu tư công trung hạn, mà chỉ cần điều chỉnh sang vốn đầu tư công và vốn sự nghiệp được phân bổ hàng năm.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam đã trở thành tâm điểm chú ý của thế giới khi tiến hành cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy và linh hoạt giải quyết các thách thức kinh tế.

Phó Thủ tướng Mai Văn Chính giao Bộ Quốc phòng xây dựng Đề án diễu binh, diễu hành tại Quảng trường Ba Đình nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9.

Hà Nội đang lấy ý kiến người dân về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã mới cũng như dự kiến tên gọi của các đơn vị hành chính mới. Hầu hết người dân rất phấn khởi, đồng thuận với phương án được đưa ra lấy ý kiến.

Không chỉ là một chương trình nghệ thuật, “Ký ức để lại” còn là lời tri ân sâu sắc đối với các thế hệ chiến sĩ Công an nhân dân đã hi sinh vì nền hòa bình của đất nước.

Hà Nội đang lấy ý kiến cử tri về phương án sắp xếp, đặt tên đơn vị hành chính cấp xã sau sáp nhập, nhằm hoàn thiện đề án trình Chính phủ trước ngày 1/5.

Thắng lợi vĩ đại của cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 là minh chứng khẳng định đường lối cách mạng của Đảng, là thắng lợi của sức mạnh chiến tranh nhân dân.