Đấu giá lại thành công 36 thửa đất bị 'thổi giá'

Huyện Sóc Sơn đã tổ chức đấu giá lại thành công đối với 36 thửa đất tại thôn Đông Lai, xã Quang Tiến - là các thửa đất từng bị các đối tượng "thổi giá" phá hoại vào ngày 29/11/2024.

Ngày 6/3, tại hội trường UBND xã Quang Tiến, các bản án nghiêm khắc đã được Tòa tuyên án với mức phạt tù cao nhất lên tới 36 tháng đối với kẻ chủ mưu phá hoại đấu giá đất tại thôn Đông Lai vào ngày 29/11/2024; các bị cáo khác cũng bị phạt từ 12-30 tháng tù.

Bên cạnh đó, cuộc đấu này còn có sự giám sát của Phòng an ninh kinh tế, Công an Thành phố Hà Nội, nên đã diễn tra ổn định, trật tự.

Từ đầu năm 2025, huyện Sóc Sơn đã thay đổi phương thức đấu giá. Thay vì đấu nhiều vòng kéo dài thời gian như các cuộc đấu trong năm 2024, cuộc đấu này chỉ diễn ra 1 vòng duy nhất theo phương thức trả giá lên. Bên cạnh đó, các thửa đất cũng được xác định lại giá khởi điểm theo bảng giá đất mới lên hơn 9,1 triệu đồng/m2, cao gấp 3,7 lần so với giá cũ.

36 thửa đất được đấu giá lại có diện tích từ 90-220,6m2. Sau một vòng đấu duy nhất, 36 thửa đất đã được đấu giá thành công. Giá trúng thửa cao nhất hơn 48,9 triệu đồng/m2 gấp 5,3 lần giá khởi điểm, thửa thấp nhất hơn 29,9 triệu đồng/m2.

Anh Nguyễn Xuân Quý, Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển Quỹ đất huyện Sóc Sơn, cho biết: "Trong các cuộc đấu giá tới, chúng tôi sẽ tiếp tục gửi kế hoạch và thời gian chi tiết cho Công an thành phố và địa phương để kịp thời phối hợp trước, trong và sau phiên đấu giá, giúp những phiên đấu giá được thực hiện nghiêm minh và an toàn".

Theo đánh giá của một số người tham gia cuộc đấu giá, giá trúng các thửa đất tại cuộc đấu này cũng vẫn ở mức cao và tương đương với giá trúng của 22/58 thửa đã được đấu giá thành công trước đây. Giá trúng cao, nhưng sau cuộc đấu, ngay tại Nhà thi đấu huyện Sóc Sơn và tại vị trí dự án, rất nhiều lô đất đã được giao bán chênh từ 200-350 triệu đồng/lô.

Trả giá cao rồi bỏ cọc gây nhiễu loạn thị trường đã từng diễn ra tại rất nhiều địa phương ở Hà Nội trong năm 2024. Đầu năm 2025, câu chuyện này lại tiếp tục nóng ở cuộc đấu giá lại 54 thửa đất tại thôn Thanh Thần, xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai ngày 1/3, thửa đất từng được trả 100,5triệu/m2 rồi bị bỏ cọc tiếp tục được trả tới hơn 90 triệu đồng/m2, các thửa khác cũng dao động từ 59,3 đến 87,3 triệu đồng/m2.

Điều đáng lo ngại là giá trúng các thửa đất tại thôn Thanh Thần vẫn cao hơn rất nhiều so thị trường khu vực. Hay cuộc đấu giá đất ngày 9/2 tại huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên, giá trúng cao nhất 120 triệu đồng/m2; ngày 5/03 tại huyện Khoái, thửa cao nhất được trả trên 158 triệu đồng/m2, trong khi giá trung bình khu vực chỉ 10-54 triệu đồng/m2. Việc bỏ cọc hay không khi đến hạn nộp tiền sẽ có đáp số.

Còn sớm để nói đây là hành vi “thổi giá”, tuy nhiên, việc các thửa đất đấu giá được trả cao bất thường, tạo sóng, đã gây nhiễu loạn thị trường BĐS của khu vực, tạo tâm lý cho người dân là không mua nhanh sẽ còn tăng giá. Bài học từ những đợt “sóng ngầm” về đầu cơ, thao túng thổi giá BĐS đã để lại rất nhiều hệ lụy cho thị trường.

Ngay đầu năm 2025, Thủ tướng đã tiếp tục có chỉ đạo, giao Bộ trưởng Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ và Công an các địa phương chủ động nắm tình hình, kịp thời phát hiện, điều tra, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự trong công tác đấu giá quyền sử dụng đất; đưa thông tin sai lệch với mục đích tạo sốt ảo và lừa đảo người dân để trục lợi.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Xây dựng vừa thông báo kết quả kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện chỉ tiêu nhà ở xã hội hoàn thành năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ giao trên địa bàn các tỉnh: Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nam, Quảng Ninh, Quảng Nam, Thành phố Huế.

Dự án bất động sản QMS Top Tower tại điểm giao phố Tố Hữu và phố Vũ Trọng Khánh, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm vừa công bố mở bán đợt cuối.

Sáng 19/4, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội phối hợp với Công ty đấu giá hợp danh Nhất An Phú tổ chức đấu giá 19 thửa đất tại thị trấn Chúc Sơn với 550 hồ sơ tham gia.

Chính phủ vừa ban hành nghị định quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất, có hiệu lực từ đầu năm 2025. Theo đó, Nhà nước sẽ tiến hành thu hồi tài sản công là nhà, đất đối với trường hợp bị bỏ hoang quá 12 tháng.

Khi tiến hành sáp nhập các tỉnh thành, nhiều người lo ngại phải làm lại các giấy tờ, đặc biệt là sổ đỏ. Trước băn khoăn đó, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã có hướng dẫn cụ thể.

Ba trụ sở cơ quan nằm trên đường Tô Hiệu, quận Hà Đông đã bị bỏ hoang 17 năm kể từ thời điểm tỉnh Hà Tây sáp nhập vào thành phố Hà Nội. Việc sử dụng không hiểu quả quỹ đất công hàng nghìn mét vuông này đang gây lãng phí lớn.