Đầu cơ nhà đất khiến người ở thực khó mua nhà
Những dự án để nhà hoang khá phổ biến ở vùng ven Hà Nội, hay những chung cư đa phần bị đầu cơ, thổi giá đã khiến cho giá nhà đất ở Hà Nội trong hai năm trở lại đây bị đẩy lên cao bất thường. Nhiều nhóm đầu cơ lớn mua nhà đất rồi găm để đấy chờ đẩy giá lên cao khiến nguồn cung thêm khan hiếm.
Trong khi thu nhập chung của người dân có xu hướng giảm do kinh tế khó khăn, giá nhà đất liên tục leo thang dẫn đến giảm khả năng mua được nhà ở.
Theo thông tin từ Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, hiện nay chung cư tại Hà Nội đã hạ nhiệt sự quan tâm, nhưng giá vẫn chưa giảm như kỳ vọng của phần đông người dân.
Trong Quý II năm nay, giá rao bán chung cư tại Hà Nội đã ngang TP.HCM, khoảng 50 triệu đồng/m2. Đà tăng giá căn hộ tại Hà Nội so với đầu năm 2023 là 31%, trong khi TP. HCM chỉ tăng 6%. Việc đầu cơ nhà đất tràn lan không những khiến người có nhu cầu ở thực khó tiếp cận nhà ở mà còn để lại nhiều hệ lụy cho xã hội.
Cũng theo các chuyên gia bất động sản, để có thể khắc phục được tình trạng đổ xô đi đầu cơ nhà đất khiến thị trường bất động sản mất cân đối cung cầu, đẩy giá nhà đất lên cao, cần phải có chính sách để gia tăng nguồn cung phân khúc nhà ở hạng trung; đồng thời sử dụng công cụ thuế để điều tiết thị trường, đánh thuế đối với người sở hữu bất động sản, đặc biệt là tình trạng đầu cơ nhà đất rồi để hoang.


Bộ Xây dựng vừa thông báo kết quả kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện chỉ tiêu nhà ở xã hội hoàn thành năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ giao trên địa bàn các tỉnh: Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nam, Quảng Ninh, Quảng Nam, Thành phố Huế.
Dự án bất động sản QMS Top Tower tại điểm giao phố Tố Hữu và phố Vũ Trọng Khánh, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm vừa công bố mở bán đợt cuối.
Sáng 19/4, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội phối hợp với Công ty đấu giá hợp danh Nhất An Phú tổ chức đấu giá 19 thửa đất tại thị trấn Chúc Sơn với 550 hồ sơ tham gia.
Chính phủ vừa ban hành nghị định quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất, có hiệu lực từ đầu năm 2025. Theo đó, Nhà nước sẽ tiến hành thu hồi tài sản công là nhà, đất đối với trường hợp bị bỏ hoang quá 12 tháng.
Khi tiến hành sáp nhập các tỉnh thành, nhiều người lo ngại phải làm lại các giấy tờ, đặc biệt là sổ đỏ. Trước băn khoăn đó, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã có hướng dẫn cụ thể.
Ba trụ sở cơ quan nằm trên đường Tô Hiệu, quận Hà Đông đã bị bỏ hoang 17 năm kể từ thời điểm tỉnh Hà Tây sáp nhập vào thành phố Hà Nội. Việc sử dụng không hiểu quả quỹ đất công hàng nghìn mét vuông này đang gây lãng phí lớn.
0