Dấu ấn sáng tạo của họa sĩ Nguyễn Hữu Xim
Triển lãm cá nhân đầu tiên của họa sĩ Nguyễn Hữu Xim giới thiệu 55 tác phẩm hội họa và bốn tác phẩm điêu khắc, mang đến cho người xem những trải nghiệm thú vị về phong cách sáng tác nghệ thuật của người họa sĩ đã ngoài 80 tuổi.
Các tác phẩm được sáng tác trên nhiều chất liệu, như: sơn dầu, khắc gỗ, tổng hợp, giấy dó. Qua đó, mang đến hình ảnh đẹp và chân thực về thiên nhiên, con người và văn hóa của Việt Nam.
Tranh của họa sĩ Nguyễn Hữu Xim trẻ trung với trường phái ngây thơ, một trường phái đã có ở châu Âu hàng trăm năm trước với phong cách phá vỡ sự cân bằng, chất chứa nội tâm của người họa sĩ kết hợp với văn hóa truyền thống dân gian Việt Nam, phản ánh rõ nét phong cách nghệ thuật mang đậm dấu ấn cá nhân của họa sĩ.
Họa sĩ Nguyễn Hữu Xim chia sẻ: “Cả cuộc đời tôi yêu hội họa. Tuổi mặc dù cao nhưng tôi mang phong cách ngây thơ của văn hóa dân gian Việt Nam. Đề tài của tôi rất rộng. Trong đó, đề tài văn hóa miền núi 'ăn' với tôi lâu đời rồi, nổi tiếng nhất là 'Tiếng cồng mùa xuân' được giải A, mang đậm tính dân tộc hòa bình”.
Họa sĩ Nguyễn Hữu Xim sinh năm 1941 tại Thanh Oai, Hà Nội. Ông tốt nghiệp Trường Mỹ thuật Công nghiệp và du học tại Tiệp Khắc (nay là Cộng hòa Séc). Sau khi về nước năm 1973, ông lần lượt đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng trong lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật của tỉnh Hòa Bình.
Dù đã nghỉ hưu từ năm 2001, họa sĩ vẫn miệt mài sáng tác, đặc biệt trong lĩnh vực hội họa và điêu khắc. Ông cũng đã được nghi nhận với nhiều phần thưởng cao quý.
Triển lãm của họa sĩ Nguyễn Hữu Xim lần này - phong phú về nội dung, đa dạng về chất liệu - là cơ hội để công chúng yêu nghệ thuật có dịp thưởng thức những tác phẩm của một họa sĩ tài hoa xứ Đoài, người đã dành trọn cuộc đời cho nghệ thuật và sáng tạo.
Triển lãm kéo dài đến hết ngày 4/3/2025 tại Nhà triển lãm mỹ thuật 16 Ngô Quyền – Hà Nội.
Hà Nội có hàng trăm không gian sáng tạo khác nhau. Thành phố đang khuyến khích các đơn vị tham gia Mạng lưới không gian văn hóa sáng tạo Hà Nội để phát huy hiệu quả những không gian này.
Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 đã khai mạc sáng nay 6/5, tại Học viện Phật giáo Việt Nam (huyện Bình Chánh, TPHCM), với chủ đề “Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo vì hòa bình thế giới và phát triển bền vững”.
Hội Gióng - đền Phù Đổng năm 2025 đã khai mạc tại Khu di tích quốc gia đặc biệt đền Phù Đổng (xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm) với nhiều hoạt động văn hóa truyền thống đặc sắc.
Đến với triển lãm “Đất và Người quê hương”, công chúng yêu mỹ thuật sẽ được chạm đến những miền ký ức của một thời chưa xa, khi chất quê được hiện hữu trong từng tác phẩm nghệ thuật ngay giữa lòng Hà Nội. “Đất và Người quê hương” là tên một cuộc triển lãm thú vị đang được trưng bày tại Nhà triển lãm 16 Ngô Quyền – Hà Nội.
87 bảo vật quốc gia liên quan Phật giáo lần đầu tiên được giới thiệu tại triển lãm Vesak 2025, mang đến cơ hội chiêm ngưỡng hiếm có cho đông đảo phật tử.
Giữa phố phường Hà Nội náo nhiệt, vẫn có những căn biệt thự cổ mang dáng vẻ trầm mặc, như đứng ngoài vòng xoay của hiện đại. Đó không chỉ là kiến trúc, mà là một phần hồn cốt Hà Nội xưa cần được gìn giữ.
0