Đất nền ngoại thành giảm giá, ít giao dịch dịp cận Tết

Giá đất nền ven đô Hà Nội đang chững lại và giảm giá, giao dịch ghi nhận rất ít, khiến không ít người đã nghĩ đến nguy cơ thị trường nhà đất bị đóng băng bởi giá nhà, đất đã lên quá cao trong một thời gian dài.

Trong cuộc đấu giá tháng 11/2024, giá trúng cao nhất ở dự án đất đấu giá tại thôn Yên Quán, xã Tân Phú (nay là xã Hưng Đạo) huyện Quốc Oai đã bị đẩy lên mức gần 95 triệu đồng/m2, thấp nhất cũng gần 71 triệu đồng/m2.

Gần 2 tháng sau, tại cuộc đấu cuối tháng 12, giá trúng cao nhất tại cùng dự án này chỉ còn 76,7 triệu đồng/m2 và thấp nhất là 40,7 triệu đồng/m2, giảm đến 18 triệu đồng/m2, tức khoảng 20%.

Ông Nguyễn Văn Tuấn, người tham gia đấu giá, cho biết: “Phiên trước người ta đã vào nhiều tiền rồi thì phiên sau sợ giá lên cao quá thì họ mới chững lại xem thế nào. Giai đoạn giáp Tết, các nhà đầu tư đang nghe ngóng tình hình kinh tế phát triển như nào cho nên thị trường bất động sản chậm lại".

Tình hình này cũng được ghi nhận tại các khu vực đất đấu giá đã từng gây sốt trước đây như tại thôn Tiền Lệ (xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức), khu Dộc Tranh (xã Trạch Mỹ Lộc, huyện Phúc Thọ). Tại cuộc đấu giá giữa tháng 9 năm 2024, giá trúng cao nhất tại đây lên tới 75 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, trong cuộc đấu sau đó 2 tháng, giá trúng cao nhất chỉ 37,6 triệu đồng/m2. Giá giảm sâu nhưng giao dịch hầu như không có.

Khu vực xung quanh Khu công nghệ cao Hòa Lạc, nơi chỉ cách đây 2 tháng giao dịch rất sôi động thì nay khá trầm lắng dù giá đã giảm. Thông tin từ Văn phòng đăng ký đất đai một số huyện ngoại thành cho thấy lượng hồ sơ chuyển nhượng hiện chỉ chiếm 30% trong tổng số các hồ sơ đăng ký biến động về đất đai.

Một người môi giới bất đông sản xã Tân Xã, huyện Thạch Thất, cho biết: “Rõ ràng giá có giảm, giá nhà đất hiện tại đang hơi chững và đi ngang. Cách đây 1 - 2 tháng khách rất nhiều, ngày đưa phải vài đoàn khách, nhưng nay tuần chỉ lác đác vài lượt khách mà thôi. Do tâm lý gần Tết Nguyên đán, mọi người muốn giữ tiền nhiều hơn, hoặc cũng có thể do ảnh hưởng của các chính sách nào đó, qua đó làm cho thị trường trầm hơn".

Theo các chuyên gia, đất nền vẫn là phân khúc hấp dẫn, nhưng giá đất đang bị đẩy lên quá cao sẽ không phù hợp với sức mua thực tế của thị trường. Điều này dẫn đến tình trạng "cầm đất chờ thời" kéo dài, thị trường chững lại tiềm ẩn nguy cơ vỡ bong bóng và đóng băng.

Năm 2024, cả nước có hơn 47.000 giao dịch bất động sản thành công, trong đó phân khúc đất nền chỉ ghi nhận gần 9.000 giao dịch, chủ yếu phát sinh trên thị trường thứ cấp. Tình trạng cắt lỗ vẫn tiếp diễn, nhất là với các mảnh đất diện tích lớn, pháp lý chưa rõ ràng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hiện tượng lệch pha cung - cầu không chỉ diễn ra ở thị trường TP. Hồ Chí Minh mà đang trở nên phổ biến ở các địa phương trên cả nước.

Nghị định 76 của Chính phủ sau 20 ngày có hiệu lực đã gỡ khó cho nhiều dự án đang vướng mắc, đặc biệt là việc xác định thời điểm để tính tiền sử dụng đất.

Thủ tướng Chính phủ đã liệt kê mua bán căn hộ chung cư vào danh mục sản phẩm phải đăng ký hợp đồng theo mẫu tại các cơ quan bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) sáng 19/4 đã khởi công xây dựng Tòa nhà B1, B2 - Dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở xã hội tại phường Đồng Văn, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 103 trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xin ý kiến về các trường hợp khác được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định tại Luật Đất đai năm 2024.

Hàng loạt gian hàng tại các trung tâm thương mại đang phải đóng cửa, mặt bằng bỏ trống dù nguồn cung không ngừng gia tăng.