Đất đấu giá lại bị đẩy lên cao
Quận Hà Đông vừa tổ chức đấu giá 27 thửa đất ở tại 3 phường Phú Lương, Yên Nghĩa và Dương Nội. Sau 14 tiếng, trải qua 14 vòng trả giá, đến 23h đêm 19/10, cuộc đấu đã kết thúc, trong đó, lô trúng cao nhất được đẩy lên đến hơn 262 triệu đồng/1m², gấp 8 lần khởi điểm.
Lô đất được đấu giá cao nhất có diện tích khoảng 57 m² ở khu Đống Đanh - Đồng Cộc thuộc phường Phú Lương. Người trả giá cao nhất ở địa bàn phường Phú Lương đã phải bỏ ra tới 15 tỷ đồng để sở hữu. Một mức giá phi lý khi vị trí này cách trung tâm tới 15 km, hạ tầng cũng chưa thực sự đồng bộ. Đây cũng là số tiền mà người có nhu cầu có thể lựa chọn một căn nhà trong ngõ ô tô vào được ở quận trung tâm.
Với 17 thửa đất tại khu Hạ Khâu, phường Phú Lương, lô trúng đấu giá đất cao nhất bị đẩy lên đến hơn 166 triệu đồng/1 m², gấp hơn 6 lần mức khởi điểm. Thửa được trả thấp nhất cũng ở mức 146 triệu đồng/1 m². Trong 6 lô đất ở Khu Dược (X7) phường Dương Nội, thửa trúng cao nhất đạt gần 183 triệu đồng/1 m², chênh 8 lần so với khởi điểm. Lô trúng thấp nhất cũng đạt 133 triệu đồng/1 m². Đây là mức giá khá cao nếu so với mặt bằng giá trong khu vực.
Giá khởi điểm thấp cũng chính là nguyên nhân khiến nhiều người đổ xô đi đấu giá đất. Chia sẻ của anh Trần Việt Hà, phường Trần Phú, quận Hoàng Mai chia sẻ: "Giá khởi điểm thấp, cọc ít thì mọi người sẽ đấu với cái giá trị không thực tế. Theo ý kiến của tôi, nên để giá khởi điểm cao lên, cọc cũng to lên, người tham gia đấu giá đưa về cái giá đấu giá đất về giá trị thực tế hơn".

Cuộc đấu giá đất tại Hà Đông có hơn 200 khách hàng, nhưng có tới 750 hồ sơ tham gia. Áp theo quy định của Luật Đất đai 2024, giá khởi điểm các lô đất chỉ ở mức từ 22,8 triệu/1 m² -32,2 triệu/1 m², thấp hơn nhiều lần so với giá thị trường quanh khu vực.
Chính vì vậy, quận Hà Đông và đơn vị tổ chức đấu giá đã sử dụng phương pháp đấu nhiều vòng bắt buộc. Diễn ra từ 9h sáng, cuộc đấu giá phải diễn ra từ 5 - 11 vòng tùy từng khu vực nên thời gian kéo dài. Cũng giống như một số cuộc đấu giá trước đây, ngay khi thửa nào có kết quả trúng đấu giá, bên ngoài khu vực đấu, các lo này đã được giao bán ngay.
Chỉ cần có trên tay giấy xác nhận trúng đấu giá do đấu giá viên ký, người trúng đấu giá đã rao bán ngay thửa đất vừa trúng. Tuy nhiên, đây chưa phải là giấy tờ đủ pháp lý được Nhà nước cho phép chuyển nhượng. Người trúng đấu giá chỉ có thể chuyển nhượng khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.


Bộ Xây dựng vừa thông báo kết quả kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện chỉ tiêu nhà ở xã hội hoàn thành năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ giao trên địa bàn các tỉnh: Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nam, Quảng Ninh, Quảng Nam, Thành phố Huế.
Dự án bất động sản QMS Top Tower tại điểm giao phố Tố Hữu và phố Vũ Trọng Khánh, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm vừa công bố mở bán đợt cuối.
Sáng 19/4, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội phối hợp với Công ty đấu giá hợp danh Nhất An Phú tổ chức đấu giá 19 thửa đất tại thị trấn Chúc Sơn với 550 hồ sơ tham gia.
Chính phủ vừa ban hành nghị định quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất, có hiệu lực từ đầu năm 2025. Theo đó, Nhà nước sẽ tiến hành thu hồi tài sản công là nhà, đất đối với trường hợp bị bỏ hoang quá 12 tháng.
Khi tiến hành sáp nhập các tỉnh thành, nhiều người lo ngại phải làm lại các giấy tờ, đặc biệt là sổ đỏ. Trước băn khoăn đó, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã có hướng dẫn cụ thể.
Ba trụ sở cơ quan nằm trên đường Tô Hiệu, quận Hà Đông đã bị bỏ hoang 17 năm kể từ thời điểm tỉnh Hà Tây sáp nhập vào thành phố Hà Nội. Việc sử dụng không hiểu quả quỹ đất công hàng nghìn mét vuông này đang gây lãng phí lớn.
0