Đào tạo nhân lực hướng tới thị trường lao động quốc tế

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, chuyển đổi số, sự phát triển của trí tuệ nhân tạo AI,… sinh viên cần được lĩnh hội những kiến thức mới nhất, đảm bảo thực tế nghề nghiệp để tự tin làm việc trong môi trường quốc tế.

Hội thảo lấy ý kiến các bên liên quan về chuẩn đầu ra và các chương trình đại học định hướng chuyên sâu nghề nghiệp quốc tế do trường Đại học Thương mại tổ chức đã thu hút gần 100 trường đại học, doanh nghiệp và chuyên gia.

Những đòi hỏi về kỹ năng mới và kinh nghiệm là yêu cầu mà các doanh nghiệp đặt ra khi tuyển dụng. Khi doanh nghiệp và nhà trường cùng chung tay xây dựng chương trình đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực sẽ đáp ứng tốt nhất nhu cầu của doanh nghiệp và xã hội.

Bà Lâm Thị Minh Thu - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn StrongLife cho biết: “Nếu như chúng tôi được góp ý vào các chương trình đào tạo thì các bạn sinh viên sẽ được trang bị những kỹ năng như làm việc nhóm, kỹ năng mềm nhằm giúp các bạn từ khi ngồi trên ghế nhà trường đã tự tin và lúc ra trường có thể tham gia vào các công việc chất lượng hơn, hội nhập được quốc tế”.

Từ năm 2023, trường Đại học Thương mại đã phát triển chương trình đào tạo định hướng chuyên sâu nghề nghiệp quốc tế IPOP và đưa vào tuyển sinh năm 2024. Sự thay đổi về cung - cầu lao động đòi hỏi các trường đại học phải đổi mới chương trình đào tạo, bổ sung những kỹ năng mới cho sinh viên, đặc biệt là kỹ năng số để đáp ứng như cầu của các đơn vị sử dụng lao động.

Đại học Thương mại phát triển chương trình đào tạo định hướng chuyên sâu nghề nghiệp quốc tế IPOP từ năm 2023.

Bàn về chương trình đào tạo định hướng chuyên sâu nghề nghiệp quốc tế IPOP, ông Nguyễn Đức Hiếu - Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và tư vấn Hà Nội cho hay: “Đây là chương trình mà chúng tôi nghĩ rằng đáp ứng được nguồn nhân lực cho thị trường lao động hiện nay. Với các tiêu chí là sinh viên được học tập 1/3 thời lượng bằng tiếng Anh thì đây là yêu cầu rất tốt để nhân sự đáp ứng được hoạt động của doanh nghiệp trong môi trường hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay. Bên cạnh đó sinh viên được học tập và song hành cùng các doanh nghiệp, đây cũng là một điểm mạnh”.

Mặc dù nguồn nhân lực của thị trường đang thiếu hụt, tuy nhiên, không vì thế mà nhà tuyển dụng lựa chọn những sinh viên không đáp ứng được nhu cầu. Đó là khẳng định của nhiều doanh nghiệp.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chủ đề: Kĩ năng đọc hiểu Văn bản thông tin. Giáo viên Nguyễn Thị Hương Thủy, Trường THPT Chuyên Chu Văn An.

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội chiều 18/4 đã công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2025 - 2026 của các trường trung học phổ thông tư thục và trường công lập tự chủ tài chính.

Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần gắn chặt với dự báo nhu cầu thị trường và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, tránh sắp xếp cơ học.

Để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng cấp thiết trong bối cảnh mới, nhiều trường học đang chủ động thay đổi cách dạy - cách học, bắt đầu từ việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh ngay từ sớm.

Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, thể hiện rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc chăm lo cho tương lai thế hệ trẻ.

Sự trao đổi hàn lâm giữa các trường đại học Việt Nam và các trường đại học Đức đã định hình mối quan hệ giữa hai nước, từ hơn 50 năm nay.