Đạo diễn Long Vân phim 'Biệt động Sài Gòn' qua đời
Theo nghệ sĩ Kim Cương - vợ của đạo diễn Long Vân, sau khi vào TP.HCM làm bộ phim ‘Những đứa con của biệt động Sài Gòn’, ông bị gãy xương hông. Từ đó đến nay là 11 năm, cũng là 11 năm nhà làm phim ‘Biệt động Sài Gòn’ bị ốm. Những năm cuối đời, sức khỏe của ông kém, phải ngồi xe lăn. Mọi sinh hoạt của ông chủ yếu loanh quanh trong căn gác nhỏ ở Nguyễn Thái Học (Hà Nội).

Ông sinh năm 1936 ở Hà Nội. Sau đó, ông cùng gia đình theo kháng chiến lên Thái Nguyên. 14 tuổi, ông được gửi sang học tại Khu học xá Trung ương ở Trung Quốc, bắt đầu nhen nhóm niềm đam mê với phim ảnh. Sau năm 1954, ông tốt nghiệp Trường Sư phạm và làm việc tại Bộ Giáo dục. Tuy nhiên, khi biết tin Trường Điện ảnh Việt Nam tổ chức tuyển sinh lớp đạo điễn khóa đầu, Long Vân lập tức dự thi và trúng tuyển. Do sĩ số lớp đạo diễn đông, nhà trường gợi ý ông chuyển sang lớp diễn viên và học thêm ngành đạo diễn.
Ông mất gần 20 năm làm trợ lý đạo diễn, phó đạo diễn, trước khi được chú ý với phim Tiếng gọi phía trước, đoạt giải đặc biệt tại Liên hoan phim quốc tế tại Moskva, năm 1979. Một năm sau, ông làm phim Nơi gặp gỡ của tình yêu, Cho cả ngày mai.
Phim nổi bật nhất sự nghiệp ông là Biệt động Sài Gòn, dài bốn tập, phát sóng năm 1986, tái hiện những sự kiện nổi bật của biệt động Sài Gòn trong chiến tranh Việt Nam. Bộ phim tái hiện khung cảnh chiến trường đầy bom đạn và cuộc đấu trí căng thẳng của những chiến sĩ hoạt động bí mật trong lòng địch. Đây được xem là bộ phim huyền thoại của điện ảnh Việt Nam, với những nhân vật anh hùng và những cảnh quay kinh điển, đưa cái tên Long Vân đến với đông đảo khán giả.

Phim cũng đã đưa dàn diễn viên như Thương Tín (vai Sáu Tâm), Thanh Loan (vai ni cô Huyền Trang), Bùi Quang Thái (Tư Chung), Hà Xuyên (Ngọc Mai), Hai Nhất (Ba Cẩn) lên đỉnh cao, trở thành gương mặt quen thuộc với khán giả. Con gái đạo diễn Long Vân - Vân Dung, khi ấy 15 tuổi - đóng vai em bé bán báo trong Biệt động Sài Gòn.
Là người con của Thủ đô nhưng đạo diễn Long Vân có mối duyên lớn với mảnh đất Sài Gòn. Sau Biệt động Sài Gòn, đạo diễn Long Vân còn làm thêm phim Hẹn gặp lại Sài Gòn, Giải phóng Sài Gòn.

Sáng nay, người thân, bạn bè, đồng nghiệp... đã không cầm được nước mắt khi đến tiễn biệt đạo diễn Long Vân về nơi an nghỉ cuối cùng. Các thành viên của đoàn phim Biệt động Sài Gòn cũng đã có mặt từ sớm để thắp nén hương tiễn biệt.
Tại buổi tang lễ, NSƯT Đặng Tất Bình xúc động chia sẻ: "Nhớ về ông, hẳn chúng ta không thể quên cụm từ "đầu tiên" mà đạo diễn Long Vân đã tạo dựng nên. Đó là phim Biệt động Sài gòn, bộ phim dài tập đầu tiên, cũng là bộ phim màu đầu tiên của điện ảnh Việt Nam. Ông cũng là đạo diễn đầu tiên đưa hình tượng lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc lên màn ảnh rộng với bộ phim Hẹn gặp lại Sài Gòn. Nhớ về ông, chúng ta nhớ tới một con người hào sảng và quyết liệt trong nghề nghiệp. Chúng ta cũng nhớ và khâm phục một nghệ sỹ tài hoa, có tình yêu vô bờ bến với điện ảnh."
Dự án phim điện ảnh hợp tác Việt – Hàn mang tên “Mang mẹ đi bỏ” dự kiến khởi chiếu tại Việt Nam từ ngày 1/8/2025.
Bộ phim hoạt hình 3D “Trạng Quỳnh nhí: Truyền thuyết Kim Ngưu” sẽ được khởi chiếu toàn quốc từ ngày 30/5/2025, được kỳ vọng là điểm nhấn ấn tượng cho mùa phim hè, khơi gợi niềm tự hào văn hóa và tình yêu quê hương cho thế hệ trẻ.
Bộ phim "Dế Mèn: Cuộc phiêu lưu tới xóm Lầy Lội", dự kiến khởi chiếu ngày 30/5, vừa tung ra trailer hé lộ trận đấu kịch tính giữa Dế Mèn và Bọ Ngựa.
Mùa 3 của phần phim “Squid Game - Trò chơi con mực” đã ấn định ngày lên sóng, với nhiều tình tiết được là gây sốc và tạo bất ngờ cho khán giả.
Gọi là chả nhưng “Chả cá Hà Nội” được để nguyên miếng chứ không đem giã tay như ở nơi khác, vì thế tạo nên sự riêng biệt, cũng là món ăn hàng đầu được lựa chọn để quảng bá trong bản đồ du lịch Hà Nội.
Loạt phim ảo thuật - hành động nổi tiếng “Now You See Me” (Phi Vụ Thế Kỷ) sẽ trở lại với phần ba mang tên “Now You See Me: Now You Don’t” sau 8 năm. Phần phim mới có nhiều gương mặt trẻ được bổ sung vào đội hình, với những phi vụ đầy kịch tính và bất ngờ.
0