Danh nhân văn hóa Nguyễn Đình Chiểu | Danh nhân Thăng Long - Hà Nội | 21/10/2023

Nhà thơ, Danh nhân văn hóa Nguyễn Đình Chiểu sinh ngày 01/7/1822 tại làng Tân Thới, tỉnh Gia Định (nay là phường Cầu Kho, Quận 1, TP Hồ Chí Minh). Năm 21 tuổi, ông đỗ Tú tài ở Trường thi Gia Định. Bốn năm sau đó, trong lúc trở ra Kinh đô Huế đợi ứng thí, ông hay tin mẹ mất tại Gia Định, vì quá đau buồn, ông đã khóc thương mẹ đến mù đôi mắt. Dù cuộc đời sớm gặp nhiều gian truân, vất vả, song với ý chí không đầu hàng số phận, Nguyễn Đình Chiểu đã quyết tâm vượt qua nghịch cảnh, tự mày mò trau dồi kiến thức, mở lớp dạy học, tự nghiên cứu nghề y và dùng tâm sức của mình để chữa bệnh cho dân nghèo.
Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cố Bộ trưởng Bộ Thủy lợi Hà Kế Tấn là một trong những người con ưu tú của quê hương Đường Lâm (thị xã Sơn Tây, Hà Nội). Ông là người đặt nền móng chiến lược, góp phần tạo nên thành công của công trình Đại thủy lợi Bắc Hưng Hải - công trình trị thủy đầu tiên của miền Bắc.

Trong dòng chảy lịch sử Việt Nam, Lê Lợi - vị vua sáng lập triều Hậu Lê, hay còn được biết đến với miếu hiệu Lê Thái Tổ, là một trong những bậc minh quân được hậu thế nhắc nhớ. Không chỉ là một nhà chính trị lỗi lạc, một nhà lãnh đạo quân sự tài ba, ông còn là biểu tượng của tinh thần quật cường, ý chí độc lập khi lãnh đạo nhân dân Đại Việt đánh đuổi quân Minh xâm lược.

Trong dòng chảy hào hùng của lịch sử dân tộc, có những bậc minh quân không chỉ chèo lái vận mệnh đất nước qua những cơn sóng gió mà còn để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng hậu thế. Lê Đại Hành, vị hoàng đế kiệt xuất khai sáng triều Tiền Lê, là một trong những nhân vật như thế.

Trạng nguyên Lương Thế Vinh được mệnh danh là “Trạng Lường”, với trí tuệ sắc bén và tinh thần hiếu học. Hơn 500 năm trôi qua, những di sản Lương Thế Vinh để lại vẫn còn nguyên giá trị, giúp nâng cao trình độ học vấn của quốc gia, góp phần xây dựng một nền chính trị vững mạnh, tạo tiền đề cho sự phát triển hưng thịnh.

Trạng nguyên Nguyễn Đức Lượng sinh năm 1465 tại làng cổ Canh Hoạch - vùng đất nổi tiếng về truyền thống khoa bảng. Kế thừa truyền thống hiếu học của gia đình, Nguyễn Đức Lượng không chỉ học rộng, tài cao mà còn là người có chí lớn, đức độ, trung quân, ái quốc, trở thành tấm gương sáng trong lịch sử khoa cử nước nhà.

Những vết đạn hằn sâu trên tường thành Cửa Bắc là dấu tích lịch sử, nhắc nhớ thế hệ con cháu về một trận chiến khốc liệt chống trả thực dân Pháp xâm lược. Ở đó, ngời sáng hình ảnh vị Tổng đốc Hoàng Diệu yêu nước, kiên trung, đã bảo vệ Hà Nội đến hơi thở cuối cùng.