Đằng sau việc nhiều người trúng đấu giá đất chưa nộp tiền

Những cuộc đấu giá đất được tổ chức vừa qua tiếp tục ghi nhận mức trúng rất cao so với mặt bằng khu vực. Trong báo cáo gửi Quốc hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chỉ ra tình trạng trả giá cao nhằm mục đích lướt sóng sau đó là bỏ cọc gây ra dư luận không tốt tại một số địa phương.

Điển hình nhất là cuộc đấu giá 68 thửa đất tại xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai, Hà Nội. Khi đến hẹn trả tiền, có tới 56/68 thửa đất trúng đấu giá bị bỏ cọc (chiếm tới 80%). Nhìn lại những phiên đấu giá đất vừa qua đều rất kịch tính. Nhiều phiên trải qua hơn chục vòng đấu, thậm chí đấu giá xuyên đêm. Vậy, tại sao những người tham gia đấu giá lại thức khuya dậy sớm, tham gia đấu giá căng thẳng và rồi bỏ cọc?

Anh Nguyễn Văn Phương, môi giới bất động sản, chia sẻ: “Mình trúng được hai lô đất ở đấy, chỗ Thanh Oai, bên mình nhận định giá hợp lý để trúng là 51 triệu 900, hiện tại ở đấy mình chênh được 150 triệu”.

Thực tế cho thấy, đi đấu giá đất đã trở thành nghề và thường có đội, nhóm. Họ không có nhu cầu ở thực mà chỉ có nhu cầu trúng đấu giá để bán chênh. Sâu xa và nguy hiểm hơn là chiêu trò trả giá cao, tạo sốt ảo để đẩy giá đất xung quanh.

Điểm chung trong các phiên đấu giá vừa qua tại Hà Nội là giá khởi điểm thấp, dẫn đến giá đặt cọc thấp. So với việc bán chênh vài trăm triệu một lô đất trúng đấu giá thì bỏ cọc 1, 2 trăm triệu, người đấu giá vẫn có lãi.

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế, cho hay: “Việc chúng ta ưu tiên cho người có nhu cầu ở thực bằng cách chấm điểm hoặc đưa ra các phương thức ưu tiên sẽ là điều kiện để giảm vấn đề đầu cơ đất đai, tránh việc thổi giá”.

Người buôn lãi vài trăm triệu tiền bán chênh, còn hệ lụy từ việc bỏ cọc cho các địa phương và thị trường là vô cùng nặng nề. Từ 1/1/2025, Luật Đấu giá tài sản có hiệu lực, những trường hợp trúng đấu giá đất nhưng bỏ cọc sẽ bị cấm tham gia đấu giá đất từ 6 tháng đến 5 năm. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng chế tài này chưa đủ để ngăn chặn hành vi bỏ cọc.

Luật sư Đặng Văn Cường - Văn phòng luật sư Chính Pháp, cho biết: “Luật Đấu giá tài sản quy định cấm trong vòng 6 tháng tới 5 năm nhưng cấm đó chỉ là rào kỹ thuật thôi, chỉ áp dụng cá nhân đơn lẻ, còn với nhóm đầu tư vài chục người, vài trăm người thì việc cấm đó không xuể. Có thể vài chục người đó, nay cử vài người nay đấu giá cuộc này, mai đấu giá cuộc kia thì không thể cấm xuể được. Nếu có mục đích thao túng thì việc cấm đó không hiệu quả”.

Nhiều giải pháp khác đã được đề xuất như: tăng giá khởi điểm để tăng tiền cọc, quy định thời hạn giao dịch sau khi trúng đấu giá, nghiên cứu thuế bất động sản và thời hạn xây dựng nhà trên đất đấu giá.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nghị định 76 của Chính phủ sau 20 ngày có hiệu lực đã gỡ khó cho nhiều dự án đang vướng mắc, đặc biệt là việc xác định thời điểm để tính tiền sử dụng đất.

Thủ tướng Chính phủ đã liệt kê mua bán căn hộ chung cư vào danh mục sản phẩm phải đăng ký hợp đồng theo mẫu tại các cơ quan bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) sáng 19/4 đã khởi công xây dựng Tòa nhà B1, B2 - Dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở xã hội tại phường Đồng Văn, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 103 trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xin ý kiến về các trường hợp khác được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định tại Luật Đất đai năm 2024.

Hàng loạt gian hàng tại các trung tâm thương mại đang phải đóng cửa, mặt bằng bỏ trống dù nguồn cung không ngừng gia tăng.

Bộ Xây dựng vừa thông báo kết quả kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện chỉ tiêu nhà ở xã hội hoàn thành năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ giao trên địa bàn các tỉnh: Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nam, Quảng Ninh, Quảng Nam, Thành phố Huế.