Đan Mạch yêu cầu người Ukraine trở về nước sau xung đột

Hơn 30.000 người Ukraine đã nộp đơn xin tị nạn ở Đan Mạch theo một luật đặc biệt, dự kiến sẽ hết hạn vào tháng 3 năm 2025. Một cuộc thăm dò do Đại học Copenhagen thực hiện vào tháng 9 với 7.000 người trong số đó cho thấy khoảng một nửa muốn ở lại Đan Mạch ngay cả sau khi chiến sự ở Ukraine kết thúc.
Phát biểu với tờ nhật báo Berlingske, ông Dybvad cho rằng điều này là không thể và những công dân Ukraine đang tị nạn ở Đan Mạch sẽ phải quay trở lại đất nước họ.
“Chúng tôi sẽ không thay đổi quan điểm đó”, ông Dybvad khẳng định, đồng thời cho biết thêm rằng ngay cả khi người Ukraine “gần gũi với chúng tôi về mặt văn hóa hơn những người đến từ Trung Đông”, thì họ vẫn cư xử theo “những cách hoàn toàn khác” so với người Đan Mạch.
Cũng theo ông Dybvad, chính phủ Ukraine đã nói rõ rằng họ muốn công dân của mình quay trở về và Đan Mạch “sẽ phải tôn trọng điều đó”.
Bộ trưởng Di trú Đan Mạch cũng đề cập đến khả năng một số trong số 30.278 người Ukraine hiện đăng ký cư trú tạm thời có thể ở lại qua tháng 3 năm 2025, nếu họ đáp ứng một số điều kiện nhất định. Ví dụ: nếu họ kiếm được hơn 375.000 kroner Đan Mạch (khoảng 55.400 USD) một năm, họ có thể xin giấy phép kinh doanh.
“Tôi nghĩ họ có cơ hội ở lại nếu đáp ứng một số điều kiện, nhưng điều ấy không có nghĩa là tất cả những người đến từ Ukraine đều có thể ở lại Đan Mạch”, ông nói.
Ông Dybvad cũng bác bỏ ý kiến cho rằng Đan Mạch sẽ khiến những người tị nạn gặp khó khăn khi yêu cầu họ quay trở về đất nước, đồng thời lưu ý rằng Copenhagen đã đóng góp hàng tỷ đô la viện trợ cho Kiev.
“Chúng tôi không có gì phải xấu hổ. Tôi hy vọng rằng người Ukraine quan tâm đến việc xây dựng lại đất nước của họ, nơi đang cần điều đó”, ông Dybvad nói.
Theo Liên Hợp Quốc, khoảng 5,8 triệu người Ukraine đã rời khỏi đất nước kể từ khi xung đột với Nga leo thang vào tháng 2 năm 2022. Nhiều người đã bày tỏ mong muốn được ở lại những quốc gia nơi họ đến tị nạn ngay cả sau khi đạt được hòa bình. Trong khi hầu hết các nước sở tại đều từ chối yêu cầu của Kiev gửi nam giới trong độ tuổi chiến đấu trở về nước, họ lại không nhiệt tình chấp nhận việc những người tị nạn Ukraine nhập cư vĩnh viễn.
Đầu tuần này, Đức thừa nhận rằng chỉ có khoảng 1/3 số người Ukraine tham gia “các khóa học hòa nhập” thực sự đạt yêu cầu, trong khi các cuộc điều tra trên phương tiện truyền thông cho thấy những người tị nạn thích phúc lợi hơn là làm việc./.
(Theo RT)


Ngay từ khi giành độc lập khỏi thực dân Anh vào năm 1947, Ấn Độ và Pakistan đã có ba lần đối đầu vì tranh chấp lãnh thổ, đặc biệt tại khu vực Kashmir – một vùng núi chiến lược mà cả hai đều tuyên bố chủ quyền. Tuy nhiên, cuộc xung đột lần này có điểm khác, chủ yếu diễn ra dưới hình thức đụng độ quy mô nhỏ, chiến tranh thông tin, hoặc các hoạt động bán quân sự ở biên giới.
Truyền thông khu vực Trung Đông đưa tin, phái đoàn của Phong trào Hồi giáo Hamas đã tổ chức hai cuộc họp với các nhà trung gian Ai Cập và Qatar trong tuần này, tuy nhiên các bên không đạt được đột phá trong việc tìm kiếm lệnh ngừng bắn ở Dải Gaza.
Pakistan đã triệu tập một cuộc họp khẩn cấp của cơ quan giám sát kho vũ khí hạt nhân của nước này vào ngày 10/5, sau khi vào sáng sớm cùng ngày, Islamabad phát động chiến dịch quân sự chống lại Ấn Độ.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố Nga ủng hộ việc thực hiện lệnh ngừng bắn kéo dài 30 ngày trong cuộc xung đột với Ukraine. Tuy nhiên, điều này chỉ xảy ra sau khi Moscow xem xét đầy đủ các yếu tố liên quan đến cuộc chiến này.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, Washington sẽ duy trì mức thuế cơ bản 10% đối với hàng nhập khẩu ngay cả sau khi các thỏa thuận thương mại được ký kết.
Quân đội Ukraine đã thực hiện hơn 5.000 cuộc tấn công trong thời gian ngừng bắn dịp Ngày Chiến thắng, Bộ Quốc phòng Nga cho biết.
0