Đảm bảo quyền lợi người dân chung cư CT6 Kiến Hưng
Dự án chung cư CT6 Kiến Hưng theo quy hoạch và thiết kế được duyệt được phép xây 2 tòa chung cư và 34 căn biệt thự, liền kề. Tuy nhiên, chủ đầu tư đã xây thành 3 tòa chung cư và 38 căn biệt thự liền kề, tăng quy mô lên trên 650 căn hộ và 4 căn biệt thự, liền kề so với quy hoạch được duyệt. Với sai phạm này, chủ đầu tư đã đẩy người dân vào thế mua nhà sai giấy phép.
Ông Triệu Đức Hải, cư dân tòa CT6C (phường Kiến Hưng, quận Hà Đông) mua căn hộ 2113 tại tòa CT6C từ năm 2009 - thời điểm bắt đầu xây dựng và ông đã được giao nhận nhà vào năm 2012 với đầy đủ hợp đồng mua bán cùng các hóa đơn chứng từ.
Tuy nhiên, do chủ đầu tư xây dựng sai quy hoạch nên hơn 10 năm nay, căn hộ này không được cấp giấy chứng nhận (sổ hồng). Gia đình ông vì thế cũng không thể nhập được hộ khẩu kèm theo không ít phiền toái, khó khăn trong cuộc sống.
Ông Triệu Đức Hải bày tỏ: “Chúng tôi già rồi, con cháu hiện phải đi học trái tuyến. Bởi vậy, chúng tôi mong muốn cơ quan chức năng sớm xử lý sai phạm và có giải pháp cấp sổ hồng cho chúng tôi”.
Theo quy hoạch, hai tòa CT6A và CT6B cao 31 tầng, nhưng chủ đầu tư đã xây thêm tòa CT6C tại vị trí được quy hoạch là vườn hoa cây xanh và nâng chiều cao các tòa lên 32 tầng, tự chuyển đổi công năng các tầng 2,3,4 là khu thương mại dịch vụ thành căn hộ để bán, đồng thời xây thêm 4 căn liền kề vào vị trí quy hoạch là lối đi nội khu.
Phần sai quy hoạch, chủ đầu tư dự án đã gian dối về tính pháp lý của dự án để bán thêm gần 500 trăm căn hộ cho khách hàng. Với sai phạm này, tháng 8/2023, TAND Thành phố Hà Nội đã mở phiên xét xử bị cáo Lê Thanh Thản - Tổng giám đốc công ty Bemes (Chủ tịch Tập đoàn Mường Thanh) là chủ đầu tư dự án về tội “Lừa dối khách hàng”.
Tuy nhiên, tại phiên toà, nhận thấy một số vấn đề chưa thể làm rõ được tại tòa, HĐXX đề nghị trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Và đến tháng 2 năm nay, Công an Thành phố Hà Nội đã phục hồi điều tra vụ án.
Ông Trương Mạnh Thắng, cư dân tòa CT6C (phường Kiến Hưng, quận Hà Đông) cho biết: “Trước đây không hộ khẩu, không nhập được sổ lương. Muốn làm ăn thì không có giấy tờ thế chấp ngân hàng. Mong muốn của chúng tôi là cơ quan chức năng xử lý nghiêm chủ đầu tư và giải quyết các khó khăn cho người dân".
Được biết, tại dự án CT6 Kiến Hưng, Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự TP Hà Nội đã có kết luận định giá tài sản 488 căn hộ không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất. Thời điểm định giá là tháng 9/2023.
Trong đó, tòa CT6C, căn hộ có giá trị cao nhất là 1,67 tỉ đồng và thấp nhất là 429 triệu đồng; tòa CT6B lần lượt là 1,05 tỉ đồng và 429 triệu đồng; tòa CT6A là 1,03 tỉ đồng và 391 triệu đồng. Các lô liền kề (nhà thấp tầng) căn cao nhất có giá trị là 7,3 tỉ đồng, căn thấp nhất 5,9 tỉ đồng. Việc định giá này khiến cư người dân ở đây lo lắng vì quá thấp so với thị trường.
Ông Vũ Quang Thọ, cựu thành viên Ban Quản trị Chung cư CT6 (phường Kiến Hưng, quận Hà Đông) cho biết: “Giá chung cư CT5 vị trí tương đương với tòa CT6 đang giao dịch ở mức giá 40 triệu/m², không hiểu tại sao lại định giá đất ở đây hơn 13 triệu/m² và tôi thấy không hợp lý”.
Việc xử lý sai phạm của chủ đầu tư và các cá nhân liên quan là cần thiết, nhưng quan trọng hơn, cần có giải pháp rõ ràng và kịp thời để bảo vệ quyền lợi của người mua nhà, những người đã bỏ tiền để sở hữu một chốn an cư nhưng lại rơi vào tình cảnh pháp lý bấp bênh.


Bộ Xây dựng vừa thông báo kết quả kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện chỉ tiêu nhà ở xã hội hoàn thành năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ giao trên địa bàn các tỉnh: Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nam, Quảng Ninh, Quảng Nam, Thành phố Huế.
Dự án bất động sản QMS Top Tower tại điểm giao phố Tố Hữu và phố Vũ Trọng Khánh, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm vừa công bố mở bán đợt cuối.
Sáng 19/4, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội phối hợp với Công ty đấu giá hợp danh Nhất An Phú tổ chức đấu giá 19 thửa đất tại thị trấn Chúc Sơn với 550 hồ sơ tham gia.
Chính phủ vừa ban hành nghị định quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất, có hiệu lực từ đầu năm 2025. Theo đó, Nhà nước sẽ tiến hành thu hồi tài sản công là nhà, đất đối với trường hợp bị bỏ hoang quá 12 tháng.
Khi tiến hành sáp nhập các tỉnh thành, nhiều người lo ngại phải làm lại các giấy tờ, đặc biệt là sổ đỏ. Trước băn khoăn đó, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã có hướng dẫn cụ thể.
Ba trụ sở cơ quan nằm trên đường Tô Hiệu, quận Hà Đông đã bị bỏ hoang 17 năm kể từ thời điểm tỉnh Hà Tây sáp nhập vào thành phố Hà Nội. Việc sử dụng không hiểu quả quỹ đất công hàng nghìn mét vuông này đang gây lãng phí lớn.
0