Đài Hà Nội tổ chức Diễn đàn Bất động sản vào ngày 9/4
Bất động sản - một trong những ngành kinh tế quan trọng nhất, đóng góp trực tiếp 7,62% GDP cả nước. Không chỉ tạo ra giá trị hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm, bất động sản còn là bệ phóng cho hơn 35 ngành kinh tế liên quan, từ tài chính, ngân hàng, xây dựng, sản xuất vật liệu đến dịch vụ, du lịch, thương mại…
Hàng triệu lao động đang sống nhờ vào sự phát triển của thị trường bất động sản. Nhưng thị trường đang đối diện với thách thức lớn: tắc nghẽn dòng vốn, chính sách chưa đồng bộ, nguồn lực đất đai chưa được phát huy tối đa.

Câu hỏi đặt ra: cần làm gì để tháo gỡ điểm nghẽn, khai thông nguồn vốn và kiến tạo một thị trường bất động sản phát triển bền vững? Cần những cơ chế đặc thù nào để giải quyết bài toán tín dụng, hỗ trợ doanh nghiệp, khơi thông dòng vốn và phát huy tối đa nguồn lực đất đai?
Nội dung này sẽ được Đài Hà Nội đề cập tại Diễn đàn “Cơ chế đặc thù và dòng vốn cho thị trường bất động sản” được tổ chức vào lúc 8h00 sáng ngày 9/4/2025 tại Khách sạn Sofitel SaiGonPlaza, 17 Lê Duẩn, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
Diễn đàn “Cơ chế đặc thù và dòng vốn cho thị trường Bất động sản” có sự tham gia của đại diện Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước, UBND TP. Hồ Chí Minh, UBND TP. Hà Nội, thành viên thị trường, các chuyên gia kinh tế tài chính, doanh nghiệp… Với những nội dung được trao đổi, tham luận, phân tích, Diễn đàn “Cơ chế đặc thù và dòng vốn cho thị trường Bất động sản” sẽ mang lại những thông tin đặc biệt cần thiết, hữu ích cho cả cơ quan quản lý nhà nước và các hiệp hội, doanh nghiệp về bất động sản, đúng theo tinh thần Chính phủ chỉ đạo, định hướng phát triển hệ sinh thái bất động sản an toàn, lành mạnh, bền vững.
CHỦ ĐỀ 1: Gỡ vướng cho bất động sản từ cơ chế đặc thù
Nhằm tháo gỡ những vướng mắc cho các dự án bất động sản, nhiều chính sách đặc thù đã được áp dụng, cụ thể:
- Nghị quyết 170/2024 của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án và đất đai trong các kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại TP.HCM, Đà Nẵng và Khánh Hòa. Nghị quyết này có hiệu lực từ ngày 1/4/2025. Tại TP.HCM, một số dự án được tháo gỡ vướng mắc bao gồm: Dự án tại số 39 - 39B Bến Vân Đồn, Quận 4; Dự án 1.330 căn hộ thuộc khu đất 38,4 ha phường Bình Khánh, Quận 2 (nay là TP. Thủ Đức); Khu đất 30,1 ha Nam Rạch Chiếc, phường An Phú, Quận 2 (nay là TP. Thủ Đức); Khu đất 30,2 ha phường Bình Khánh, Quận 2 (nay là TP. Thủ Đức).
- Thành lập Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án bất động sản tại TP.HCM.
- Áp dụng cơ chế, chính sách đặc thù cho các dự án trọng điểm.
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực đất đai, xây dựng, bất động sản.
- Thúc đẩy triển khai các dự án nhà ở xã hội.
Những chính sách trên đã và đang góp phần tháo gỡ các vướng mắc, tạo điều kiện cho các dự án bất động sản tiếp tục triển khai và phát triển bền vững.
CHỦ ĐỀ 2: Linh hoạt trong chính sách tiền tệ để thị trường bất động sản phát triển bền vững
Điều hành chính sách tín dụng để thị trường bất động sản phát triển bền vững đòi hỏi sự cân bằng giữa việc hỗ trợ tăng trưởng và kiểm soát rủi ro.
Diễn đàn sẽ đưa ra một số nội dung để bàn luận và có những đề xuất nhằm đảm bảo mục tiêu tăng trưởng tín dụng, đồng thời dòng vốn được lưu thông một cách hiệu quả, tránh những rủi ro hệ thống:
- Định hướng tín dụng phù hợp với chiến lược phát triển thị trường;
- Kiểm soát dòng vốn và rủi ro tín dụng;
- Điều chỉnh lãi suất hợp lý;
- Phát triển kênh huy động vốn thay thế;
- Kiểm soát chất lượng tín dụng tiêu dùng liên quan đến bất động sản;
- Tăng cường tính minh bạch và dữ liệu tín dụng;
- Phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ;
- Tăng cường thanh tra, giám sát ngân hàng và doanh nghiệp bất động sản.


Chính phủ vừa ban hành nghị định quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất, có hiệu lực từ đầu năm 2025. Theo đó, Nhà nước sẽ tiến hành thu hồi tài sản công là nhà, đất đối với trường hợp bị bỏ hoang quá 12 tháng.
Khi tiến hành sáp nhập các tỉnh thành, nhiều người lo ngại phải làm lại các giấy tờ, đặc biệt là sổ đỏ. Trước băn khoăn đó, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã có hướng dẫn cụ thể.
Ba trụ sở cơ quan nằm trên đường Tô Hiệu, quận Hà Đông đã bị bỏ hoang 17 năm kể từ thời điểm tỉnh Hà Tây sáp nhập vào thành phố Hà Nội. Việc sử dụng không hiểu quả quỹ đất công hàng nghìn mét vuông này đang gây lãng phí lớn.
Bộ Xây dựng đề nghị các địa phương dừng lập, thẩm định phê duyệt quy hoạch đô thị từ nay tới tháng 7 – thời điểm Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn sửa đổi có hiệu lực.
Sau hơn hai năm thi công, tuyến đường Lê Quang Đạo (TP. Hà Nội) kéo dài - một trong những công trình giao thông trọng điểm đang dần được hoàn thiện và sẽ thông xe toàn tuyến vào ngày 19/4.
UBND quận Nam Từ Liêm vừa thực hiện quyết định thu hồi đất đối với 28 hộ gia đình tại phường Mễ Trì để phục vụ xây dựng công viên giải trí, trường học và các dự án thương mại.
0