Cựu PGĐ Sở: 'Chuyến bay giải cứu' là cơ hội để tăng thu nhập

Khi được toà hỏi nghĩ như nào khi thực hiện hành vi trong vụ chuyến bay giải cứu, bị cáo Trần Tùng - Cựu Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Thái Nguyên cúi đầu nói: "Bị cáo nghĩ rằng đây là cơ hội kiếm thêm thu nhập. Bị cáo nghĩ khi thực hiện thì mình sẽ có lãi".

Sáng 24/12, TAND thành phố Hà Nội bước vào phần xét hỏi các bị cáo trong đại án “chuyến bay giải cứu” giai đoạn 2. Tại toà, bị cáo Trần Tùng – cựu Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Thái Nguyên là người đầu tiên bước lên bục xét hỏi. 

Bị cáo Tùng cho biết, thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, với cương vị Phó Giám đốc Sở đã được giao thực hiện nhiệm vụ là đầu mối chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, công an tỉnh và các đơn vị, địa phương thẩm định cơ sở vật chất đủ điều kiện nhập cảnh và cách ly.

Bị cáo cho biết đã trao đổi với doanh nghiệp tổ chức chuyến bay đưa công dân về tỉnh để cách ly. Theo bị cáo khảo giá thì biết được chi phí trọn gói đưa công dân về cách ly sẽ khoảng 12 - 13 triệu đồng/người. 

“Nhận thấy đây là cơ hội tăng thêm thu nhập nên bị cáo đã có thoả thuận thu tiền ngoài hợp đồng chênh thêm 6 - 8 triệu đồng mỗi khách”, bị cáo thừa nhận. 

Bị cáo Trần Tùng - Cựu Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ Thái Nguyên.

Cụ thể, vào cuối năm 2020, ông Vũ Hồng Nam, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản (bị can giai đoạn 1 vụ án) liên hệ với ông Nguyễn Đình Việt - Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Thái Nguyên đề nghị giúp đỡ đưa công dân từ Nhật Bản về nước cách ly tại Thái Nguyên. 

Ông Việt cho ông Nam số điện thoại của Trần Tùng để liên hệ. Đầu tháng 3/2021, Trần Tùng gọi điện cho ông Nam thông báo đã có địa điểm cách ly và đề nghị ông Nam gửi công điện về UBND tỉnh Thái Nguyên. 

Trước khi gửi công điện, ông Nam đã giới thiệu và cho Lê Văn Nghĩa (bị cáo giai đoạn 1 vụ án), Giám đốc Công ty Cổ phần Du lịch và Dịch vụ ăn uống Nhật Minh số điện thoại của Tùng để ông Nghĩa liên hệ thủ tục xin cách ly. 

Sau đó, Nghĩa gọi điện thoại liên hệ với Tùng đặt vấn đề cho công ty được tổ chức các chuyến bay đưa công dân về Thái Nguyên.

Trần Tùng hẹn gặp Nghĩa tại một nhà hàng ở thành phố Thái Nguyên. Tại cuộc gặp này, Tùng yêu cầu Nghĩa cho Công ty Sen Vàng Đất Việt do Trần Thị Quyên làm Giám đốc thực hiện việc cách ly với chi phí trọn gói là 18 triệu đồng/khách, nhưng khi ký hợp đồng chỉ thể hiện từ 10 - 12 triệu đồng/khách.

Bị cáo Tùng cho biết, số tiền chênh ngoài hợp đồng đó đã được bị cáo Quyên gửi cho mình là hơn 4,4 tỷ đồng. Ông Tùng khẳng định, Quyên biết về nguồn gốc số tiền ngoài hợp đồng nêu trên. 

Ngoài ra bị cáo còn nhận 2,9 tỷ đồng từ bị cáo Trần Minh Phụng - Giám đốc Công ty TNHH Thương mại dịch vụ du lịch và Xây dựng Gia Huy.

Tại toà bị cáo Tùng cho hay, đến thời điểm hiện tại đã khắc phục số tiền 5,7 tỷ đồng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Giám đốc Công ty Vàng Phú Cường chỉ đạo nhân viên lập khống hồ sơ để vay vốn ngân hàng và chuyển trái phép 426 triệu USD, tương đương hơn 9.492 tỷ đồng ra nước ngoài.

Lực lượng Cảnh sát hình sự Công an thành phố Hà Nội vừa phối hợp, khống chế đối tượng có dấu hiệu trầm cảm, đâm người rồi cố thủ trong căn hộ chung cư Đặng Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội.

Tòa án Nhân dân Cấp cao tại TP.HCM đã tuyên án phúc thẩm đối với bà Trương Mỹ Lan, cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát cùng các bị cáo trong vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Rửa tiền” và “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”, xảy ra tại Ngân hàng SCB và một số tổ chức liên quan.

Hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề “Đại thắng mùa Xuân 1975 với kỷ nguyên phát triển mới của dân tộc Việt Nam” đã diễn ra vào ngày 20/4 tại TP.HCM.

Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đã đến thăm, tặng quà động viên các lực lượng tham gia diễu binh, bắn Pháo lễ trong lễ kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước.

Cơ quan cảnh sát điều tra đang củng cố hồ sơ để khởi tố thêm một số tội danh đối với Bùi Đình Khánh, nghi phạm chính trong nhóm tội phạm ma túy đã nổ súng khiến thiếu tá cảnh sát hi sinh.