Cứu hộ, cứu nạn ở Myanmar vẫn gặp nhiều khó khăn

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 4/4 báo cáo nguồn cung cấp điện và nước tại Myanmar vẫn bị gián đoạn, làm giảm khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế và tăng nguy cơ bùng phát bệnh tật.

Trận động đất mạnh 7,7 độ vào ngày 28/3 đã gây ra sự tàn phá rộng khắp miền Trung Myanmar đối với cơ sở hạ tầng quan trọng - bao gồm các cơ sở y tế, mạng lưới đường bộ và cầu.

Cơ quan tị nạn của Liên hợp quốc (UNHCHR) đã đưa ra lời kêu gọi 16 triệu đô la Mỹ để hỗ trợ 1,2 triệu người sống sót. Cơ quan này đã triển khai các nguồn cứu trợ khẩn cấp hiện có, bao gồm tấm bạt nhựa và bộ dụng cụ nhà bếp cho 25.000 người sống sót tại các khu vực Mandalay, Sagaing và Bago, cũng như Thủ đô Naypyidaw và một số khu vực thuộc bang Shan.

UNHCHR cho biết đã có ít nhất 3.145 người thiệt mạng và hơn 4.500 người bị thương. Hơn 200 người vẫn đang mất tích, trong khi lực lượng cứu hộ vẫn tiếp tục tìm kiếm các nạn nhân dưới đống đổ nát tại Mandalay, thành phố lớn thứ hai của Myanmar.

Trong khi đó, Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế (ICRC) đã báo cáo rằng, 136 thị trấn đã bị ảnh hưởng bởi trận động đất "và khoảng 25 phần trăm nằm ở những khu vực không do chính quyền quân sự kiểm soát, vì vậy điều đó làm phức tạp thêm việc tiếp cận".

Trong lúc tình hình vẫn còn vô vàn khó khăn, có một tín hiệu tích cực là sân bay quốc tế Mandalay đã mở cửa trở lại vào ngày 4/4, bắt đầu hoạt động các chuyến bay nội địa. Dù các chuyến bay quốc tế vẫn chưa thể thực hiện, nhưng đây là bước đầu tiên quan trọng trong việc phục hồi hoạt động giao thông và đánh dấu một dấu mốc trong nỗ lực khôi phục Myanmar sau thảm họa. Sân bay Naypyidaw cũng dự kiến sẽ mở cửa trở lại vào ngày 5/4.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tàu vũ trụ Soyuz MS-26 của Nga chở theo hai phi hành gia người Nga và một phi hành gia người Mỹ đã hạ cánh an toàn.

Bộ trưởng Tư pháp Thái Lan cho biết đã bắt giữ 4 nghi phạm thuộc công ty xây dựng chịu trách nhiệm thi công tòa nhà chọc trời bị sập ở Bangkok trong trận động đất hôm 28/3.

Israel đang xem xét khả năng tiến hành một “cuộc tấn công có giới hạn” nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Iran, bất chấp việc Washington từ chối ủng hộ hành động quân sự này.

Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là đang kỳ vọng có thể thiết lập một lệnh ngừng bắn toàn diện và đầy đủ giữa Nga và Ukraine ngay trong tuần tới.

Mỹ và Iran vừa kết thúc vòng đàm phán gián tiếp thứ hai tại Rome, Italy với một số tín hiệu tích cực, đồng thời xác nhận đã đạt được một số tiến triển và nhất trí nối lại đàm phán tại Oman vào ngày 26/4 tới.

Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba khẳng định Tokyo sẽ không thảo luận vấn đề an ninh trong các cuộc đàm phán thuế quan với Mỹ, đồng thời nhấn mạnh hai vấn đề này cần được giải quyết một cách độc lập.