Cuối tuần ở thư viện Hạnh Phúc
Tại xã Thọ An, huyện Đan Phượng, thư viện Hạnh Phúc lâu nay đã trở thành một địa chỉ quen thuộc, một phần không thể thiếu trong đời sống của người dân.
Chị Lê Thị Hồng Ngát (huyện Đan Phượng) chưa từng bỏ bất cứ buổi đọc sách nào khi thư viện mở cửa. Với chị, mỗi ngày đến thư viện là một hành trình gắn bó hơn với con cái.
Chị Ngát cho biết: "Trước đây khi chưa biết đến thư viện, buổi tối và cuối tuần mình sẽ dành thời gian để xem phim, con mình cũng hay xem điện thoại. Từ khi biết đến thư viện, mình đưa con đến đây thì bé rất thích. Bé tránh được việc xem điện thoại và ti vi quá nhiều".
Bà Đào Thị Vệ và bà Lê Thị Miên tuần nào cũng đến thư viện đọc sách. Với các bà, thư viện không chỉ là nơi cập nhập thêm những kiến thức mới của cuộc sống, mà còn là nơi để những người cao tuổi rèn luyện sức khỏe thể chất và tinh thần khi tuổi đã cao.
Bà Vệ chia sẻ: "Trước kia không có thư viện, ở nhà có quyển sách nào hay thì thi thoảng đọc cho khuây khỏa, chứ cũng không đi sâu vào lắm. Từ ngày có thư viện như là 'in' vào trong đầu óc của mình. Cứ nhớ đến giờ đấy là phải đọc sách, để tìm hiểu thêm về cách sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày".
Ở thư viện cộng đồng, số lượng các em nhỏ đến đọc sách cũng khá đông. Vì trong tuần phải đến trường học, các em thường đọc sách vào buổi sáng cuối tuần, qua đó bổ sung thêm kiến thức về cuộc sống.
Ở Đan Phượng, những thư viện cộng đồng mang tên Hạnh Phúc có mặt nhiều nơi với nhiều đầu sách phong phú, từ truyện tranh cho trẻ, sách, báo, tư liệu tham khảo cho người lớn, giúp người dân địa phương có thêm không gian để bổ sung kiến thức mỗi ngày.
Tại xã Tân Hội, thư viện Hạnh Phúc luôn là điểm hẹn của những tâm hồn yêu sách, lan tỏa giá trị của tri thức và kết nối cộng đồng, trở thành nhịp sống chung của cả vùng. Thư viện mở cửa cả ngày từ sáng đến tối, phục vụ cho nhu cầu đọc sách của mọi người, mọi lứa tuổi.
Đến thư viện, người dân không những được đọc sách mà còn tăng cường giao tiếp và chia sẻ thông tin. Đó chính là lý do khiến cho những thư viện này thu hút cộng đồng, bất kể thời điểm nào. Công việc của những người thủ thư cũng trở nên bận rộn và ý nghĩa hơn.
Ngày cuối tuần ở vùng quê Đan Phượng khép lại trong sự bình yên. Ở đây, văn hóa đọc không chỉ là một thói quen, mà đã trở thành một phần không thể thiếu trong nhịp sống của người dân ngoại thành Hà Nội.
Chơi cờ tướng đã trở thành niềm vui của nhiều người cao tuổi ở Hà Nội. Mỗi ngày, từ sáng đến chiều muộn, bên những gốc cây ven hồ, ghế đá công viên, hay trong các sân tập thể,... đã trở thành điểm hẹn của nhiều người yêu thích cờ tướng.
Ngày càng nhiều khán giả trẻ tìm đến với nghệ thuật tuồng truyền thống. Đó là nguồn động lực mạnh mẽ nhất để những người nghệ sĩ vẫn ngày đêm hăng say tập luyện và gìn giữ môn nghệ thuật truyền thống này.
Sách dạy nấu ăn cổ ''Thế vị tân biên'' xuất bản năm 1925, có nhắc tới món cá diếc kho với những gia vị đồng quê gần gũi quen thuộc như gừng, lá giềng, muối hạt, tương bần tạo vị ngọt hậu. Cá kho chắc thịt, màu nâu vàng, dậy mùi thơm và vị đặc trưng của tương bần. Món ăn này ăn cùng rau luộc và cơm trắng rất bắt vị trong những ngày chuyển mùa nắng nóng.
Về với thiên nhiên và những điều mộc mạc, yên bình chính là cách để mỗi người tự làm mới mình sau những ngày bận rộn. Một kỳ nghỉ nhẹ nhàng nhưng cũng là những kỉ niệm khó quên.
Với nhiều người, cà phê trứng không chỉ là một món uống, mà còn là một kiểu “ăn sáng nghệ thuật” – nhẹ nhàng, đầy hương vị, đủ năng lượng để bắt đầu ngày mới trong một góc bình yên đặc trưng của đất Hà Thành.
Nhịp sống ở Hà Nội trong những ngày lễ đặc biệt của đất nước như một khoảng dừng nghỉ êm đềm xen giữa những tất bật vội vã thường ngày. Guồng quay cuộc sống có phần chậm lại, những người ở Hà Nội có thể được ngắm nhìn một Thủ đô yên bình và đậm chất thơ trong từng ngôi nhà, góc phố.
0