Cuộc thử nghiệm của ông Donald Trump

Tờ Wall Street Journal của Mỹ ví von việc ông Donald Trump nhượng bộ về thuế quan với Trung Quốc, sau phiên đàm phán tại Geneva, là đánh dấu sự thua cuộc của ông Trump trong cuộc chiến với Adam Smith. Vậy, có điều gì thú vị sau sự ví von này?

Vào thế kỷ 18 (hơn 250 năm trước), phần lớn các quốc gia châu Âu tin vào một điều: của cải trên thế giới là hữu hạn. Điều này có nghĩa rằng, muốn giàu lên phải cướp phần của người khác. Họ xây dựng nên hệ tư tưởng mang tên trọng thương và xem xuất khẩu là cách để "hút vàng bạc" từ bên ngoài, đồng thời coi nhập khẩu là sự "chảy máu" của cải quốc gia. Từ đó, hàng loạt rào cản thương mại được dựng lên, thuế quan áp đặt chồng chéo.

Một quốc gia dựng lên hàng rào thuế quan, áp thuế cao ngất ngưởng lên hàng hóa nước ngoài, hạn chế nhập khẩu… Điều này đang đúng với chính quyền Trump.

Tuy nhiên, vào thế kỷ 18, có một người không tin vào những điều “ai cũng tin” đó. Một người Scotland, tên là Adam Smith - một nhà triết học, nhà đạo đức học, nhà kinh tế học, đã được mệnh danh là “cha đẻ của kinh tế học hiện đại”. Adam Smith viết cuốn sách "Của cải của các quốc gia", trong đó đưa ra một tư tưởng gây sốc lúc bấy giờ: của cải không phải là lượng vàng bạc một đất nước tích trữ được mà là tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ nó tạo ra. Ông ủng hộ tự do kinh doanh, tự do trao đổi hàng hóa và đặc biệt nhấn mạnh vai trò của tự do thương mại.

Ông tin rằng, nếu mỗi quốc gia làm tốt lợi thế của mình rồi tự do giao thương với nhau, tất cả sẽ cùng giàu lên. Những chính trị gia Anh sau này đã nhận ra điều đó. Cùng với cuộc cách mạng công nghiệp, họ từng bước dỡ bỏ hàng rào thuế quan, xóa bỏ những đặc quyền vô lý của giới quý tộc. Đế quốc Anh với sức ảnh hưởng của mình đã truyền bá tư tưởng tự do thương mại ra khắp toàn cầu.

Bước sang thế kỷ 21, một cường quốc như Mỹ lại thử đi lùi? Với lập luận thương mại tự do làm Mỹ yếu đi, ông Trump đã dựng lên các mức thuế khổng lồ: 145% với Trung Quốc, 46% với Việt Nam, 49% với Campuchia,... Mức thuế 145% cho hàng hóa từ Trung Quốc là mức thuế mang tính hủy diệt. Trung Quốc đáp trả bằng mức thuế 125%. Hai gọng kìm siết chặt lấy các dòng chảy thương mại toàn cầu; hàng loạt doanh nghiệp, từ giày dép, đồ điện tử đến nông sản, đều bế tắc.

Thương mại không chỉ là số liệu, đó là chuỗi kết nối giữa người trồng lúa ở Việt Nam, người gia công ở Trung Quốc, người thiết kế ở Đức và người tiêu dùng ở Mỹ. Mỗi lần tăng thuế là một mắt xích bị gãy. Do đó, phiên đàm phán tại Geneva vài ngày trước là bước ngoặt khi ông Trump chịu nhượng bộ. Mỹ đồng ý miễn trừ thuế quan với một số mặt hàng linh kiện điện tử, đồng thời “xem xét” lại danh mục hàng hóa bị đánh thuế. Đây là thời điểm ông Trump nhận ra không thể thắng trong cuộc chiến này. Nói như Wall Street Journal: "Ông đã thua trong cuộc thử nghiệm chống lại Adam Smith". Sau hơn một tháng leo thang căng thẳng, lần đầu tiên Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu công khai: “Không ai thắng trong một cuộc chiến thuế quan hay thương mại”.

Suốt hơn 200 năm qua, tư tưởng của Adam Smith đã chứng minh sức sống vượt thời gian. Mỗi lần có ai đó tìm cách phủ định, cuối cùng cũng đều phải quay về. Chiến tranh có kẻ thắng, người thua. Nhưng trong chiến tranh thương mại, mọi bên đều thiệt hại.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tờ Wall Street Journal của Mỹ ví von việc ông Donald Trump nhượng bộ về thuế quan với Trung Quốc, sau phiên đàm phán tại Geneva, là đánh dấu sự thua cuộc của ông Trump trong cuộc chiến với Adam Smith. Vậy, có điều gì thú vị sau sự ví von này?

Giá vàng trong nước ngày 14/5 đồng loạt giảm, sau khi Thủ tướng Chính phủ ra công điện chỉ đạo triển khai các biện pháp quản lý thị trường này.

Chính phủ Ai Cập thông báo sẽ giảm 15% phí quá cảnh qua kênh đào Suez đối với tàu container có trọng tải tịnh từ 130.000 tấn trở lên, có hoặc không chở hàng hóa, bắt đầu từ ngày 15/5/2025.

Thụy Sĩ có thể là đối tác tiếp theo sau Vương quốc Anh đạt được thỏa thuận thương mại với Mỹ, sau khi quốc gia châu Âu này trở thành cầu nối thành công cho cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.

Mùa hè được xem là “thời điểm vàng” để các doanh nghiệp điện máy bứt tốc doanh thu.

Ba phiên tăng liên tiếp giúp VN-Index lấy lại mốc 1.300 điểm, sau khi đánh mất trong nhịp điều chỉnh mạnh vì biến động thuế quan cách đây một tháng.