Cuộc gặp song phương được chờ đợi giữa lãnh đạo Mỹ - Trung

Một sự kiện rất được quan tâm bên lề Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) năm 2023, tại thành phố San Francisco, bang California, Mỹ, đó là cuộc gặp song phương giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Đây là cuộc gặp mặt trực tiếp đầu tiên giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong một năm qua.
Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp mặt ngày 15-11. Ảnh: Reuters

Kể từ tháng 11 năm ngoái, tại Hội nghị Thượng đỉnh G20, hai nhà lãnh đạo cấp cao Mỹ và Trung Quốc không có cuộc gặp trực tiếp nào. Và cũng kể từ đó đến nay, 2 siêu cường cũng nỗ lực để giảm bớt căng thẳng.

Mở đầu cuộc gặp, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho rằng Mỹ và Trung Quốc phải đảm bảo sự cạnh tranh giữa hai bên "không dẫn đến xung đột" và quản lý mối quan hệ của mình một cách "có trách nhiệm".

Tổng thống Biden cho biết: “Tôi đánh giá cao cuộc trao đổi giữa hai chúng ta, vì tôi nghĩ rằng điều quan trọng đó là hai bên hiểu nhau một cách rõ ràng để tránh hiểu lầm và thông tin sai lệch. Chúng ta cần đảm bảo cạnh tranh không biến thành xung đột và cần được quản lý một cách có trách nhiệm. Đó là điều Mỹ muốn và dự định thực hiện. Tôi cũng tin rằng,  đó cũng là điều mà thế giới muốn từ cả hai nước. Chúng ta cần cùng nỗ lực ứng phó với các thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu, chống ma túy và trí thông minh nhân tạo”.

Trong khi đó, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gọi mối quan hệ Mỹ-Trung là “mối quan hệ song phương quan trọng nhất trên thế giới”, đồng thời cho rằng lãnh đạo hai nước đang “gánh vác trách nhiệm nặng nề đối với nhân dân hai nước, đối với thế giới và đối với lịch sử”.

Ông nói: “Đối với hai nước lớn như Trung Quốc và Mỹ, việc quay lưng lại với nhau không phải là một lựa chọn. Việc một bên thay đổi bên kia là không thực tế. Xung đột và đối đầu gây ra hậu quả khó lường cho cả hai bên".

Theo Reuters, hai nhà lãnh đạo đang tìm cách giảm bớt bất đồng, nhưng tiến bộ thực sự về việc xoa dịu những khác biệt lớn đang ngăn cách giữa họ có thể phải đợi thêm một ngày nữa.

Một tuyên bố của Nhà Trắng cho biết, hai nhà lãnh đạo "đã có một cuộc thảo luận thẳng thắn và mang tính xây dựng về một loạt vấn đề song phương và toàn cầu, đồng thời trao đổi quan điểm về các lĩnh vực còn nhiều khác biệt".

                                           (Theo Reuters)

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tiến trình đàm phán giữa Mỹ và Iran về giải pháp cho vấn đề chương trình hạt nhân của Iran đã tiến triển thuận lợi cho dù những gì đạt được mới chỉ là những bước đi dò dẫm ban đầu.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth vừa tiếp tục dính nghi vấn lộ kế hoạch mật liên quan tới các cuộc không kích nhằm vào lực lượng Houthi ở Yemen trong cuộc trò chuyện trên nhóm trò chuyện Signal.

Quân đội Israel ngày 20/4 đã thừa nhận có những sai sót về mặt chuyên môn trong vụ nổ súng khiến 15 nhân viên cứu hộ Palestine ở Gaza thiệt mạng vào tháng trước, đồng thời sa thải một phó chỉ huy thực địa sau cuộc điều tra.

Đức đã công bố một gói viện trợ quân sự mới cho Ukraine, bao gồm xe bọc thép, tên lửa phòng không và lựu pháo, cùng nhiều vũ khí khác.

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 20/4 cho biết, ông hy vọng Nga và Ukraine sẽ đạt được thỏa thuận trong tuần này để chấm dứt xung đột ở Ukraine.

Việc hai thị trường tiêu thụ hàng xa xỉ lớn nhất thế giới Mỹ và Trung Quốc tiếp tục tăng mức áp thuế hàng nhập khẩu đáp trả nhau sẽ khiến ngành công nghiệp hàng xa xỉ phải trải qua một năm đầy chông gai.