Củng cố niềm tin, thúc đẩy thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Sau một thời gian dài trầm lắng, quý II và quý III năm nay đã chứng kiến sự trở lại của hoạt động phát hành trái phiếu. Tuy nhiên, vẫn chủ yếu thuộc về các ngân hàng khi nhóm ngành này có giá trị phát hành cao nhất với khoảng 109.600 tỷ đồng, chiếm tỉ trọng 47% so với tổng giá trị.

Trong khi những nhóm ngành còn lại vẫn gặp khó khi phát hành trái phiếu do nhu cầu đầu tư chưa phục hồi và nguồn vốn ngân hàng đang rất “sẵn” cho doanh nghiệp.

Quý IV là thời gian cao điểm thanh toán các khoản nợ lãi, gốc đến hạn trái phiếu của doanh nghiệp. Tuy nhiên làn sóng xin khất nợ đến nay vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Trong tháng 11 năm nay, đã có khoảng 100 doanh nghiệp thông báo chậm, hoãn thanh toán gốc, lãi trái phiếu, trong đó nhiều nhất là nhóm ngành bất động sản.

Củng cố niềm tin, thúc đẩy thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Trái phiếu là kênh huy động vốn trung và dài hạn hiệu quả cho nền kinh tế. Tuy nhiên so với các nước đang phát triển trong khu vực Asean, quy mô thị trường trái phiếu của Việt Nam vẫn thấp hơn nhiều khi mới chỉ đạt khoảng 1,15 triệu tỷ đồng, chiếm gần 15% GDP cả nước, trong khi Malaysia là 56% GDP, Singapore là 38% GDP, Thái Lan là 25% GDP.

Xếp hạng tín nhiệm trái phiếu là một giải pháp để thu hút nhà đầu tư khi niềm tin tăng lên. Hiện tại ở thị trường Việt Nam, có 3 công ty được cấp phép xếp hạng tín nhiệm là Fiin ratings, Saigon rating, và VIS ratings.

Bên cạnh chính sách của Chính phủ trong ổn định kinh tế vĩ mô, điều hành linh hoạt giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, hỗ trợ doanh nghiệp  phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh, xếp hạng tín nhiệm và nghiên cứu sẽ đóng một vai trò quan trọng giúp các tổ chức tiếp cận nguồn vốn mới và xây dựng chiến lược huy động vốn, duy trì niềm tin với nhà đầu.

Cùng với Nghị định 65/2022/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ đầu năm 2024 sẽ giúp cho thị trường Trái phiếu doanh nghiệp minh bạch an toàn hơn, vượt qua giai đoạn khó khan hiện nay.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Các chuyên gia cho rằng tăng nội lực chính là con đường để tăng sức bền, giúp kinh tế Việt Nam đứng vững trong một thế giới nhiều biến động.

Các chuyên gia kiến nghị, để có thể bứt phá vào năm 2025 cần có sự cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, đặc biệt khu vực kinh tế tư nhân.

Cùng với các giải pháp cung cấp điện an toàn, liên tục, ổn định cho toàn thành phố, ngành điện Thủ đô đã không ngừng ứng dụng các thành tựu của công nghệ vào công tác kinh doanh và dịch vụ khách hàng.

Động thái tạm dừng áp thuế trong 90 ngày và áp mức thuế đối ứng thấp hơn (chỉ 10%) của Mỹ đã giúp doanh nghiệp giảm bớt lo lắng, có thêm thời gian đám phán với đối tác cũng như tìm kiếm thêm thị trường.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa xử phạt ba doanh nghiệp: Sợi Thế Kỷ, Hưng Thịnh Land và Tập đoàn Đại Châu do vi phạm quy định công bố thông tin.

Trước động thái về thuế quan của Mỹ, cộng đồng doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam vẫn luôn lạc quan và tin tưởng vào chính sách và sự đàm phán của Việt Nam với Mỹ.