Cửa hàng hành lý vô thừa nhận tại Mỹ

Trong bối cảnh lạm phát tăng cao, người dân nhiều nơi trên thế giới đang có xu hướng tìm mua những món đồ đã qua sử dụng để tiết kiệm chi phí. Tại bang Alabama nước Mỹ cũng có một cửa hàng đồ cũ như vậy, nhưng điểm đặc biệt là những món đồ được bán ở đây là từ hành lý thất lạc của hành khách tại sân bay sau một thời gian dài vẫn không có người đến nhận. Cửa hàng đã mua lại và bán lại cho người tiêu dùng với giá rẻ.

Ẩn mình trong một thị trấn nhỏ ở bang Alabama nước Mỹ là một cửa hàng bán lẻ rộng 50.000m2 chứa đầy những món đồ từ hành lý không có người nhận. Cửa hàng này có từ những năm 1970, là một trong những điểm đến thu hút nhất trong bang. Hàng năm có hàng nghìn người đến tìm mua những món đồ từ hành lý vô thừa nhận mà người ta vẫn gọi vui là "kho báu".

Bà Susan Boatman - Khách hàng, cho biết: "Tôi bắt đầu mua sắm ở cửa hàng này từ những năm 90, chỗ này gần nhà mẹ chồng tôi. Mỗi dịp về thăm mẹ là chúng tôi lại thu xếp ghé cửa hàng, ở đây có vô vàn đồ ví dụ như quần áo trẻ con mà giá chỉ rẻ bằng nửa chỗ khác. Không chỉ có thế, có lần tôi còn mua được cả vòng tay Tiffany giá hời".

Món đồ có nhiều nhất trong cửa hàng là quần áo, ngoài ra những đồ chuyên biệt như thiết bị điện tử hay đồ sưu tập được sắp đặt ở một khu riêng gọi là bảo tàng.

Bà Jennifer Kritner - Cửa hàng hành lý vô thừa nhận, cho biết: "Khách hàng không bao giờ biết mình sẽ tìm thấy gì khi đến với cửa hàng của chúng tôi, từ cổ vật hàng hóa xa xỉ và thiết bị công nghệ mới nhất cho đến chiếc áo len yêu thích vẫn còn mới. Cảm giác mua sắm ở đây hồi hộp như đi săn vậy, chưa kể giá còn được giảm từ 30-80% so với giá gốc".

Cửa hàng này cũng kinh doanh trực tuyến tuy nhiên khách hàng vẫn thích đến tận nơi để tự tay thực hiện “cuộc săn kho báu” hơn. Còn với những món đồ không bán được cửa hàng sẽ đưa đi tái chế hoặc đem quyên góp, khiến hoạt động này không chỉ là mô hình kinh doanh mà còn có ý nghĩa với cộng đồng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba khẳng định Tokyo sẽ không thảo luận vấn đề an ninh trong các cuộc đàm phán thuế quan với Mỹ, đồng thời nhấn mạnh hai vấn đề này cần được giải quyết một cách độc lập.

Giới phân tích quốc tế cho rằng, lệnh ngừng bắn kéo dài 30 giờ nhân dịp lễ Phục sinh của Nga có thể là bước đi chiến lược nhằm mở đường cho các kênh đối thoại hậu trường.

Hàng trăm người đã xuống đường biểu tình trong ngày 19/4 tại thành phố New York và nhiều nơi trên khắp nước Mỹ, nhằm phản đối chính quyền của Tổng thống Donald Trump.

Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc (MIIT) mới đây cho biết, quốc gia này đã xây dựng một hệ thống công nghiệp trí tuệ nhân tạo toàn diện, với năng lực tính toán đứng vào hàng top thế giới.

Các buổi lễ Phục sinh trên khắp Ukraine đã diễn ra ngay sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố ngừng bắn tạm thời cho đến nửa đêm Chủ Nhật ngày 21/4 (theo giờ Moscow).

Tân Thủ tướng Đức tương lai Friedrich Merz tuyên bố sẽ đưa nền kinh tế Đức trở nên mạnh mẽ hơn, thông qua các khoản đầu tư mới và cắt giảm thuế.