COVID-19 chuyển thành bệnh truyền nhiễm nhóm B có gì khác?

Dự kiến trong tháng 6, dịch COVID-19 sẽ chính thức được chuyển đổi từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B. Vậy có điều gì khác biệt khi chuyển dịch bệnh truyền nhiễm này sang nhóm B?

Thay đổi về chi phí điều trị

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho biết: “Bộ Y tế đang cùng Bộ Tư pháp tham mưu Thủ tướng để có quyết định chuyển COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B, dự kiến trong tháng 6. Khi chuyển từ nhóm A sang nhóm B, COVID-19 sẽ không được áp dụng điều trị miễn phí nữa mà tất cả người dân có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) sẽ được thanh toán bằng BHYT; hiện COVID-19 đã được đưa vào thanh toán. Sự thay đổi này chỉ thay đổi về chi phí còn các phương thức điều trị, phác đồ điều trị vẫn như trước”.

Người dân có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) sẽ được thanh toán bằng BHYT 

Theo lãnh đạo Bộ Y tế, hướng dẫn chuyên môn cũng sẽ được điều chỉnh cho phù hợp, như: Hướng dẫn về giám sát phòng chống dịch COVID-19, hướng dẫn chẩn đoán, điều trị; hướng dẫn phòng chống lây nhiễm trong cơ sở y tế… để khi ký ban hành chuyển COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B thì cùng lúc sẽ ban hành các hướng dẫn này.

Theo Bộ Y tế, việc kiểm soát được dịch COVID-19 đảm bảo đủ điều kiện chuyển từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B.

Áp dụng các biện pháp phòng chống COVID-19 phù hợp

GS. Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết: “Bộ Y tế sẽ có sự rà soát, sửa đổi, cập nhật hướng dẫn giám sát và phòng chống COVID-19 phù hợp tình hình dịch. Hoạt động giám sát dịch sẽ được lồng ghép vào hệ thống giám sát tác nhân gây bệnh đường hô hấp, bao gồm cả giám sát trọng điểm. Công tác giải trình tự gene virus sẽ vẫn tiếp tục được tiến hành, đồng thời giám sát các ca viêm phổi nặng, bệnh nặng, ổ dịch có diễn biến bất thường; bảo đảm năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực tại cơ sở y tế”.

Vaccine phòng COVID-19 sẽ được đưa vào hoạt động tiêm chủng thường xuyên cho người dân.

Cũng theo GS. Phan Trọng Lân, thời gian tới, vaccine phòng COVID-19 sẽ được đưa vào hoạt động tiêm chủng thường xuyên cho người dân.

Theo đó, việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 cũng điều chỉnh phù hợp với tình hình hiện nay.

Hiện Bộ Y tế đang hoàn thiện Kế hoạch kiểm soát, quản lý bền vững đối với dịch COVID-19 giai đoạn 2023-2025; hoàn thiện hướng dẫn triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 phù hợp tình hình…

(Nguồn: TTXVN)

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cả nước đã ghi nhận 76.312 trường hợp nghi mắc sởi tính từ đầu năm 2025 đến nay, trong đó có 8.614 trường hợp dương tính, theo thông tin từ Bộ Y tế.

Bộ Y tế đã có công văn ngày 20/4 yêu cầu các cơ sở y tế kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật trong khám chữa bệnh; rà soát tình trạng kê đơn, tư vấn sử dụng sữa, sản phẩm dinh dưỡng và thuốc trong danh mục vừa bị cơ quan điều tra công bố.

Cả nước ghi nhận 4.122 trường hợp nghi mắc và 2 ca tử vong do sởi trong tuần qua, nâng tổng số ca mắc cộng dồn từ đầu năm 2025 đến nay là 76.312 trường hợp nghi sởi, trong đó có hơn 8.600 ca dương tính.

Niềm tin "Uống sữa là tốt" nhưng, tốt đến đâu, tốt cho ai và nên uống loại nào thì không phải ai cũng rõ. Trong thị trường với hàng trăm loại sữa, người tiêu dùng thường mua sữa không phải vì biết mình cần gì, mà đơn giản chỉ vì… người khác bảo tốt.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn cho biết qua quá trình rà soát các loại sữa đang được dùng tại đây phát hiện có sản phẩm sữa thuộc danh mục các sản phẩm sữa giả vừa bị phát hiện.

Ca ghép gan đầu tiên từ người hiến chết não tại Bệnh viện Nhi đồng 2 Thành phố Hồ Chí Minh đã thành công, đem lại hy vọng sống cho một bé gái 21 tháng tuổi.