Congo: gần 54.000 trường hợp mắc bệnh Đậu mùa khỉ
Cơ quan y tế Congo lưu ý rằng khoảng 30% các trường hợp nghi ngờ được ghi nhận ở Nam Kivu, tỉnh phía Đông nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo là tâm dịch nên DRC phải đối mặt với những thách thức đáng kể trong giám sát và sàng lọc, đặc biệt là ở cấp tỉnh. Những hạn chế này cản trở việc phát hiện ca bệnh và làm chậm nỗ lực ứng phó, làm suy yếu khả năng ngăn chặn dịch bệnh của Congo.

Theo WHO trong chiến dịch tiêm chủng được triển khai vào ngày 6 tháng 10, hơn 51.600 người đã được tiêm chủng trên 6 tỉnh. Tuy nhiên, Bộ trưởng Y tế DRC ông Roger Kamba cho biết Congo cần khoảng 3 triệu liều vắc-xin để tiêm cho 2,5 triệu người.
WHO còn khẳng định sự tái bùng phát liên tục của virus Đậu mùa khỉ vẫn là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng gây quan ngại quốc tế. Vào tháng 8, tổ chức này đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe khi dịch bệnh lan rộng khắp Châu Phi, ảnh hưởng đến 19 quốc gia trên lục địa cho đến nay.
Mpox, còn được gọi là bệnh Đậu mùa khỉ, lần đầu tiên được phát hiện ở khỉ trong phòng thí nghiệm vào năm 1958. Đây là một bệnh do virus hiếm gặp thường lây lan qua dịch cơ thể, các giọt hô hấp và vật liệu bị ô nhiễm. Nhiễm trùng thường gây sốt, phát ban và sưng hạch bạch huyết.
Ngay từ khi giành độc lập khỏi thực dân Anh vào năm 1947, Ấn Độ và Pakistan đã có ba lần đối đầu vì tranh chấp lãnh thổ, đặc biệt tại khu vực Kashmir – một vùng núi chiến lược mà cả hai đều tuyên bố chủ quyền. Tuy nhiên, cuộc xung đột lần này có điểm khác, chủ yếu diễn ra dưới hình thức đụng độ quy mô nhỏ, chiến tranh thông tin, hoặc các hoạt động bán quân sự ở biên giới.
Truyền thông khu vực Trung Đông đưa tin, phái đoàn của Phong trào Hồi giáo Hamas đã tổ chức hai cuộc họp với các nhà trung gian Ai Cập và Qatar trong tuần này, tuy nhiên các bên không đạt được đột phá trong việc tìm kiếm lệnh ngừng bắn ở Dải Gaza.
Pakistan đã triệu tập một cuộc họp khẩn cấp của cơ quan giám sát kho vũ khí hạt nhân của nước này vào ngày 10/5, sau khi vào sáng sớm cùng ngày, Islamabad phát động chiến dịch quân sự chống lại Ấn Độ.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố Nga ủng hộ việc thực hiện lệnh ngừng bắn kéo dài 30 ngày trong cuộc xung đột với Ukraine. Tuy nhiên, điều này chỉ xảy ra sau khi Moscow xem xét đầy đủ các yếu tố liên quan đến cuộc chiến này.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, Washington sẽ duy trì mức thuế cơ bản 10% đối với hàng nhập khẩu ngay cả sau khi các thỏa thuận thương mại được ký kết.
Quân đội Ukraine đã thực hiện hơn 5.000 cuộc tấn công trong thời gian ngừng bắn dịp Ngày Chiến thắng, Bộ Quốc phòng Nga cho biết.
0