Công bố quyết định thành lập Đại học Luật, ĐHQG Hà Nội

Sáng nay, 18/11, Đại học Luật thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức lễ công bố quyết định thành lập trường.

 

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cùng cán bộ, giảng viên Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Trước đó, ngày 23/9, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1124/QĐ-TTg về việc thành lập Trường Đại học Luật trên cơ sở Khoa Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.

Việc thành lập Trường Đại học Luật không chỉ thỏa lòng mong đợi của nhiều thế hệ thầy và trò của nhà trường mà còn góp phần hoàn thiện mô hình phát triển của Đại học Quốc gia Hà Nội. Điều này cũng góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động đào tạo, nghiên cứu luật ở Việt Nam đồng thời thực hiện đầy đủ, hiệu quả chính sách tự chủ đại học của Đảng, Nhà nước trong điều kiện, mô hình Đại học Quốc gia Hà Nội.

Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn chúc mừng các thế hệ nhà giáo Khoa Luật. Theo Bộ trưởng, việc thành lập Đại học Luật là sự ghi nhận những cố gắng của các thế hệ cán bộ, nhà giáo qua 46 năm không ngừng xây dựng, vun đắp, phát triển và nay đã bước vào chặng đường phát triển mới, với tên gọi mới, tầm vóc và khí thế mới. Với thành viên mới là Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội đã trở thành đại học có nhiều trường thành viên nhất, có cơ cấu đa ngành mạnh nhất trong các trường đại học hiện nay, từ khối khoa học cơ bản tự nhiên và xã hội, công nghệ, y dược, giáo dục, kinh tế, luật… Đây là một cơ cấu đa ngành lý tưởng và phổ biến của các đại học hàng đầu thế giới.

Theo đó, Bộ trưởng hy vọng trong thời gian tới, Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội tiếp tục phát huy truyền thống đào tạo để là nơi có chất lượng tốt nhất, tiên phong nhất, mẫu mực nhất đồng thời có đóng góp thiết thực trong xây dựng các bộ luật, trong đó có Luật Nhà giáo - bộ luật quan trọng với ngành mà bộ đang xây dựng.

Tại buổi lễ, Đại học Quốc gia Hà Nội cũng công bố các quyết định bổ nhiệm cán bộ Trường Đại học Luật. Theo đó, bà Nguyễn Thị Quế Anh được bổ nhiệm chức danh hiệu trưởng, ông Trịnh Tiến Việt và ông Nguyễn Trọng Điệp được bổ nhiệm chức danh hiệu phó.

Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, có tiền thân là Khoa Pháp lý, thuộc Trường Tổng hợp Hà Nội, thành lập năm 1976. Năm 1979, khoa hợp nhất với Trường Cao đẳng Pháp lý (thuộc Ủy ban Pháp chế của Chính phủ) đẻ hình thành Trường Đại học Pháp lý Hà Nội (nay là Đại học Luật Hà Nội).

Năm 1986, khoa được tái lập trở lại thành đơn vị thuộc Đại học Tổng hợp Hà Nội. Năm 1995, khoa trở thành đơn vị thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn trong Đại học Quốc gia Hà Nội. Năm 2000, khoa được nâng cáp trở thành khoa trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Ngày 23/9/2022, khoa được Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1124/QĐ-TTg thành lập Trường Đại học Luật và trở thành đại học thứ 9 trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hơn 2.000 học sinh đến từ các trường THPT và trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trên địa bàn huyện Đan Phượng đã tham gia chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025”.

Năm 2025 là năm đầu tiên học sinh lớp 9 thi vào lớp 10 công lập theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Đề thi các môn Ngữ văn, Toán và Tiếng Anh đều có điểm mới so với những năm trước.

Nhiều hoạt động đồng hành tại các nhà trường ở Hà Nội đã được triển khai, nhằm chuẩn bị tốt nhất mọi mặt cho học sinh lớp 9 bước vào kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2025 – 2026.

Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần gắn chặt với dự báo nhu cầu thị trường và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, tránh sắp xếp cơ học.

Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, thể hiện rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc chăm lo cho tương lai thế hệ trẻ.

Sự trao đổi hàn lâm giữa các trường đại học Việt Nam và các trường đại học Đức đã định hình mối quan hệ giữa hai nước, từ hơn 50 năm nay.