Công bố Lệnh Chủ tịch nước về 3 luật vừa thông qua

Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước đối với 3 luật mới: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội; Luật Tổ chức Chính phủ; Luật Tổ chức chính quyền địa phương vào sáng 28/2. Đồng chí Phạm Thanh Hà, Phó chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước chủ trì họp báo.

Các Luật trên được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9.

Đại diện các cơ quan chức năng đã giới thiệu 3 luật. Theo đó, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội bổ sung 21 điều và bãi bỏ 17 điều của Luật Tổ chức Quốc hội. Luật có hiệu lực thi hành ngay khi được Quốc hội thông qua (ngày 17/2/2025).

Việc ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội là cần thiết nhằm thực hiện chủ trương về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của các cơ quan trong hệ thống chính trị. Nội dung sửa đổi, bổ sung tập trung phục vụ việc sắp xếp, kiện toàn các cơ quan của Quốc hội và Văn phòng Quốc hội, kết hợp điều chỉnh một số quy định liên quan đến hoạt động của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Vặn phòng Quốc hội, đại biểu Quốc hội và kỳ họp Quốc hội.

Các nội dung sửa đổi, bổ sung bảo đảm đồng bộ, thống nhất với Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) và Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) cũng được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9.

Họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố 3 luật vừa được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9.

Về Luật Tổ chức Chính phủ, Luật này gồm 5 chương, 32 điều, có hiệu lực từ ngày 1/3/2025. Luật Tổ chức Chính phủ được xây dựng trong bối cảnh đặc biệt của đất nước và được sửa đổi cùng thời điểm trong tổng thể chùm các luật về tổ chức bộ máy, bám sát chủ trương của Đảng về xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và yêu cầu thực tiễn đặt ra về tổ chức, hoạt động của Chính phủ, với vai trò là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, cơ quan chấp hành của Quốc hội; đồng thời, xác định Luật này là Luật gốc của nền hành chính nhà nước, làm cơ sở cho việc tổ chức, hoạt động của Chính phủ, trong đó quy định những nguyên tắc chung về phân định thẩm quyền, phân quyền, phân cấp, ủy quyền, làm căn cứ pháp lý quan trọng để xây dựng, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các luật chuyên ngành, bảo đảm đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật.

Một số điểm mới của Luật được thể hiện qua các nội dung: Luật đã giải quyết được mối quan hệ giữa Chính phủ với các cơ quan trong hệ thống bộ máy nhà nước, giữa cơ quan thực hiện quyền hành pháp với cơ quan thực hiện quyền lập pháp, cơ quan thực hiện quyền tư pháp. Luật đã làm rõ nhiệm vụ, quyền hạn, thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ với tư cách là người đứng đầu Chính phủ, lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước từ Trung ương đến địa phương; làm nổi bật nhiệm vụ của Thủ tướng Chính phủ trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước từ Trung ương đến địa phương.

Về Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật gồm 7 chương, 50 điều, giảm 1 chương và 93 điều so với Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2019. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/3/2025. Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025 có các điểm mới cơ bản như về phân định thẩm quyền, phân cấp, phân quyền, ủy quyền…

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Nguyễn Phương Thủy phát biểu.

Nguyên tắc phân định thẩm quyền trong Luật đã xác định rõ nội dung và phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn mà chính quyền địa phương được quyết định, tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về kết quả; bảo đảm không trùng lặp, chồng chéo về nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cơ quan và giữa chính quyền địa phương các cấp.

Đồng thời, Luật bổ sung quy định, chính quyền địa phương được chủ động đề xuất với cơ quan có thẩm quyền về việc phân quyền, phân cấp cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ở địa phương thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn phù hợp với khả năng và điều kiện thực tiễn của địa phương. Ngoài ra, Luật có nhiều điểm mới về phân quyền, phân cấp, ủy quyền… Luật cũng quy định rõ về nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân; về tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cán bộ Trạm Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Bắc Luân, Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Móng Cái (Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ninh) đã phát hiện và bắt giữ một người phụ nữ vận chuyển trái phép 4 kg vàng qua biên giới.

Thắng lợi vĩ đại của cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 là minh chứng khẳng định đường lối cách mạng của Đảng, là thắng lợi của sức mạnh chiến tranh nhân dân.

Đông đảo người dân và du khách đã đổ về khu vực trung tâm Quận 1 để thưởng thức màn trình diễn pháo hoa bên bờ sông Sài Gòn diễn ra vào tối 19/4.

Không chỉ là một chương trình nghệ thuật, “Ký ức để lại” còn là lời tri ân sâu sắc đối với các thế hệ chiến sĩ Công an nhân dân đã hy sinh vì nền hòa bình của đất nước.

Ngày 19/4, Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh đã có văn bản gửi UBND các quận, huyện, thị xã về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến Nhân dân và tổ chức kỳ họp HĐND các cấp.

Hà Nội đang triển khai đợt cao điểm các biện pháp PCCC, nếu cơ sở nào chưa hoặc chậm trễ trong khắc phục tồn tại sẽ phải gắn biển nhà trọ không đảm bảo an toàn PCCC, đối mặt với những biện pháp xử lý cứng rắn, thậm chí là tạm dừng hoạt động.