Cổ phiếu TMT khởi sắc bất chấp kinh doanh bết bát

Cổ phiếu TMT của TMT Motor - doanh nghiệp phân phối xe ô tô điện của Wuling (Trung Quốc) đã tăng trần trong phiên giao dịch ngày 5/2, bất chấp kết quả kinh doanh thua lỗ.

Điều gì đã khiến cổ phiếu TMT giao dịch khởi sắc, bất chấp kết quả kinh doanh èo uột?

Cổ phiếu TMT của Công ty cổ phần ô tô TMT tiếp tục tăng trần trong phiên giao dịch ngày 5/2, bất chấp kết quả kinh doanh bết bát của công ty với khoản lỗ kỷ lục hơn 315 tỷ đồng trong năm 2024. Đây là phiên tăng trần thứ ba liên tiếp của công ty này.

Đây dường như là một nghịch lý, nhưng thực tế đã phản ánh xu hướng mới trên thị trường chứng khoán, nơi giấc mơ về một tương lai xe điện giá rẻ đang được vẽ nên và TMT Motor được kỳ vọng sẽ là một trong những người chơi triển vọng.

Sự tăng giá mạnh mẽ của cổ phiếu TMT bắt đầu từ cuối năm 2024, khi công ty công bố kế hoạch phân phối xe ô tô điện giá rẻ với mức giá chỉ khoảng 150 triệu đồng/chiếc. Cổ phiếu TMT đã tăng trần nhiều phiên liên tiếp sau thông tin đó. Thời điểm ấy, kết quả kinh doanh 9 tháng của TMT đã rất thấp với khoản lỗ hơn 190 tỷ đồng. Vậy, nhà đầu tư không chỉ nhìn vào hiện tại mà đang đặt cược vào tiềm năng tương lai của TMT Motor, kỳ vọng vào sự bùng nổ của thị trường ô tô điện giá rẻ và khả năng TMT sẽ lột xác, chuyển mình từ thua lỗ sang sinh lời khi xe điện giá rẻ chính thức được phân phối.

Sự thành công của VinFast, hãng xe điện thuộc tập đoàn Vingroup càng củng cố thêm niềm tin đó. VinFast đã vươn lên trở thành hãng xe bán chạy nhất Việt Nam, với mẫu xe VF3 có mức giá khoảng 250 triệu đồng, đóng góp đáng kể vào thành công này. Trong năm 2024, VinFast công bố bán được 87.000 xe, trong đó phần lớn là VF5 (giá khoảng 500 triệu đồng) và VF3. Sự đón nhận nồng nhiệt của thị trường đối với các mẫu xe điện giá rẻ của VinFast cho thấy nhu cầu thực tế rất lớn, đồng thời chứng minh tính khả thi của việc sản xuất và kinh doanh ô tô điện ở phân khúc giá rẻ. Điều này tạo tiền đề và động lực cho các doanh nghiệp khác, bao gồm TMT Motor, mạnh dạn đầu tư vào phân khúc này.

Với TMT Motor, tại sao công ty thua lỗ nặng nề đến vậy?

Nguyên nhân chính do công ty áp dụng chính sách bán hàng dưới giá vốn để giải phóng hàng tồn kho, chuẩn bị cho việc ra mắt dòng xe điện mới. Thông tin từ TMT cho biết, công ty đã thanh lý hàng tồn kho là các loại xe tải nhập từ năm 2023 trở về trước, với tiêu chuẩn khí thải Euro 4. Tại sao công ty phải rốt ráo thanh lý đến vậy? Có thể vì từ năm 2025, Việt Nam chính thức áp dụng tiêu chuẩn khí thải Euro 5.

Mức giá 150 triệu đồng/chiếc tính cả pin là một điểm cộng lớn trong kế hoạch kinh doanh, nhưng không phải là yếu tố quyết định duy nhất cho thành công của TMT trong tương lai. Khách hàng ngày càng thông minh và khó tính, họ không chỉ quan tâm đến giá cả mà còn đòi hỏi chất lượng, tính năng và độ an toàn của sản phẩm. Đặc biệt là sau một số vụ việc xe điện bị cháy nổ, hay mất lái gây tai nạn.

Ở Việt Nam, thị trường xe điện vẫn là một sản phẩm rất mới mẻ. Giấc mơ xe điện giá rẻ của TMT Motor đang được nhà đầu tư đón nhận với sự lạc quan nhưng quyết định đầu tư cần thận trọng. Sự tăng giá của cổ phiếu TMT phản ánh niềm tin vào tiềm năng của thị trường và khả năng thành công của công ty. Tuy nhiên, con đường phía trước vẫn còn nhiều chông gai.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam - Co-opBank, tiền thân là Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương đã tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập (1995-2025) vào sáng 19/4 tại Hà Nội.

Chính phủ Hàn Quốc vừa đề xuất ngân sách bổ sung 12.200 tỷ won (gần 8,6 tỷ USD) nhằm bình ổn giá cả và hỗ trợ các ngành công nghiệp chủ chốt.

Giới chuyên gia khuyến nghị nhà đầu tư nên thận trọng trong giai đoạn chờ kết quả đàm phán của Chính phủ về chính sách thuế đối ứng với Mỹ vào ngày 9/7 tới.

FiinGroup cho rằng, trong giai đoạn nhiều biến động như hiện nay, việc lựa chọn cổ phiếu cần dựa trên ba yếu tố then chốt.

Cổ phiếu VIC bị nhà đầu tư ngoại bán ròng mạnh với khối lượng 61,87 triệu đơn vị, giá trị bán ròng tương ứng đạt 4.446 tỷ đồng.

Ngân hàng Nhà nước và Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã tổ chức hội thảo góp ý dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng, qua đó hướng đến gỡ nút thắt nợ xấu.