Có nên trừ điểm lái xe vi phạm giao thông?
Quy định trừ điểm GPLX trên thế giới và Việt Nam
Nhiều ý kiến cho rằng quy định này là cần thiết và nên được sớm triển khai. Thực tế trên thế giới nhiều quốc gia đã áp dụng biện pháp này và Việt Nam cũng từng có thời gian thí điểm.
Tại Trung Quốc, nếu người vi phạm bị trừ 12 điểm trong 1 năm thì bị treo bằng.
Tại Đức,… người dân nước này chỉ cần chạm ngưỡng phạt 8 điểm là đã bị tịch thu bằng lái và những điểm phạt này tồn tại rất lâu trên hệ thống dữ liệu (lưu trữ trên hệ thống)…
Tại Anh, hệ thống điểm bằng lái được quy định trong Luật Xử lý vi phạm giao thông đường bộ, áp dụng từ năm 1988…
Ở Việt Nam, tháng 2/2003, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là hai địa phương đầu tiên thí điểm “bấm lỗ” đánh dấu trên giấy phép lái xe của những người vi phạm luật giao thông có mức xử phạt từ 200.000 đồng trở lên. GPLX có 3 lỗ bấm sẽ hết giá trị sử dụng và bị thu hồi một năm.
Đến năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định 152/2005/NĐ-CP quy định: Nếu giấy phép lái xe bị đánh dấu 2 lần vi phạm thì phải thi lại Luật Giao thông đường bộ khi đổi giấy phép lái xe; nếu bị đánh dấu 3 lần vi phạm thì giấy phép lái xe hết giá trị sử dụng, người lái xe phải thi lại Luật Giao thông đường bộ và thực hành lái xe để được cấp giấy phép lái xe mới. Tuy nhiên, sau nhiều ý kiến tranh cãi, đến năm 2007, quy định này đã bị bãi bỏ.

10 năm sau, năm 2017, Công an TP Hà Nội kiến nghị Bộ Công an chủ trì cấp và tích hợp điểm số trên giấy phép lái xe. Khi người điều khiển phương tiện vi phạm Luật Giao thông, điểm trên giấy phép lái xe sẽ bị trừ theo lỗi vi phạm tương ứng. Đến năm 2020, khi xây dựng Dự thảo Luật Giao thông đường bộ (tiền thân của Dự thảo Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ), Bộ Công an cũng đã đưa quy định trừ điểm giấy phép lái xe với người vi phạm giao thông. Tuy nhiên tại Dự thảo 4 Luật trật tự, an toàn giao thông ngày 31/8/2023, Ban soạn thảo đã lược bỏ quy định này.
Xung quanh đề xuất trừ điểm GPLX của Bộ Công an
Có thể thấy việc quy định điểm hay trừ điểm GPLX với người vi phạm giao thông không phải mới được đề xuất hay chưa từng được thực hiện ở VN hay trên thế giới. Đây có thể sẽ là cơ sở nền tảng để đề xuất lần này của Bộ Công an được thực thi.
Với khoảng 3 triệu trường hợp vi phạm quy định về trật tự an toàn giao thông mỗi năm và số lượng các vụ tai nạn giao thông vẫn đang ở mức cao mà nguyên nhân chủ yếu do lỗi của người lái xe không chấp hành các quy định của pháp luật giao thông đường bộ, thì việc quy định điểm, trừ điểm giấy phép lái xe nhận được sự quan tâm từ phía đông đảo các tầng lớp xã hội.
Theo phương án đề xuất lần này của BCA, mỗi giấy phép lái xe sẽ có 12 điểm/năm. Mức trừ điểm cụ thể mỗi lần vi phạm sẽ được quy định cụ thể. Trường hợp giấy phép lái xe còn điểm sau một năm từ lần trừ điểm gần nhất, lái xe sẽ được phục hồi số điểm ban đầu. Trường hợp bị trừ hết điểm, giấy phép lái xe coi như không còn hiệu lực.
Thực tế hiện nay, không ít người liên tục phạm lỗi khi tham gia giao thông chỉ trong một khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên, do mức xử phạt đối với một số lỗi chưa đủ sức răn đe dẫn đến tâm lý “nhờn” luật, vì thế nhiều người cho rằng trừ điểm GPLX sẽ có thể tạo chuyển biến tích cực trong tham gia giao thông của người dân.
Anh Tô Minh Toàn – Thái Bình
Anh Chu Ngọc Long – Ninh Bình
Anh Phạm Văn Phong – Nam Định
Không chỉ người dân, các chuyên gia trong lĩnh vực giao thông cũng cho rằng đây là quy định cần thiết:
Ông Nguyễn Xuân Thuỷ - Chuyên gia giao thông
Ông Khương Kim Tạo - Nguyên Phó Chánh Văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia
Anh Thân Đức Thanh – Ba Đình, Hà Nội
Bên cạnh những quan điểm đồng thuận thì nhiều người dân, nhất là những người kinh doanh vận tải cũng bày tỏ lo ngại khi đề xuất này được đưa vào thực tế.
Anh Vũ Huy Thông – Ba Đình, Hà Nội
Ông Khương Kim Tạo - Nguyên Phó Chánh Văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia
Để đề xuất này thực sự đi vào cuộc sống thì việc công khai minh bạch điểm trừ đối với mỗi lỗi vi phạm của tài xế sẽ là yếu tố tiên quyết để nhận được sự đồng thuận từ xã hội.
Ông Khương Kim Tạo - Nguyên Phó Chánh Văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia
Trong giai đoạn chuyển đối số, quy định điểm và trừ điểm giấy phép lái xe được cho là một biện pháp quản lý nhà nước văn minh, hiện đại, qua đó quản lý cả quá trình chấp hành luật của lái xe thay vì quản lý từng hành vi đơn lẻ. Tuy nhiên, nếu được áp dụng, các cơ quan liên quan cần có sự tính toán hợp lý, kỹ lưỡng, tránh phát sinh thủ tục hành chính, gây phiền hà và áp lực cho người được cấp giấy phép lái xe.


Theo đoạn clip từ camera nhà dân trên đường Nguyễn An Ninh, TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ghi lại, trong lúc chơi bóng trên vỉa hè, một cháu bé đã vô tình để quả bóng lăn ra lòng đường gây tai nạn nghiêm trọng cho người đi đường.
Tại những thành phố lớn như Hà Nội, lượng phương tiện đông, nên việc các xe tùy tiện "điền vào chỗ trống", đi sai làn đường là điều không hiếm gặp trên đường.
Hàng trăm người dân Đồng Nai đã có mặt tại ga Biên Hòa vào rạng sáng 20/4 để đón chào đoàn tàu đặc biệt chở các chiến sĩ trong đội hình Nghi lễ của Quân đội hành quân từ Bắc vào Nam.
Bằng việc nhìn thẳng vào sự thật, không né tránh, cầu thị trong việc khắc phục những sai sót, ngành Đăng kiểm đang từng bước lấy lại niềm tin của người dân và cộng đồng doanh nghiệp.
UBND TP Hà Nội đã phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án xây dựng cầu vượt qua nút giao đường Lê Trọng Tấn, Hà Đông và Quốc lộ 6. Với quy mô 4 làn xe, dài gần 900m, cầu vượt thép được xây dựng theo hướng đường Lê Trọng Tấn - đường Văn Khê. Tổng mức đầu tư dự kiến là gần 880 tỷ đồng, thực hiện trong giai đoạn 2026-2028.
Bằng việc nhìn thẳng vào sự thật, cầu thị trong việc khắc phục những sai sót, ngành đăng kiểm đang từng bước lấy lại niềm tin của người dân và cộng đồng doanh nghiệp.
0