Cô gái trẻ thành công với nghệ thuật đính kết

Tăng Mỹ Linh, cô gái trẻ Hà thành mê nghệ thuật thủ công đính kết đã sở hữu các cửa hàng cùng lượng khách đông đảo trong khi vẫn còn là sinh viên đại học.

Ngay từ năm thứ 2 học đại học, cô gái trẻ Tăng Mỹ Linh đã say mê và tìm hiểu về nghệ thuật thủ công đính kết. Mặc dù đến năm 2022 Linh mới tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ Trung Quốc tại trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, nhưng cô đã mở cửa hàng từ năm 2021.

Chỉ sau vài năm sáng tạo và kinh doanh, ngoài các sản phẩm được bán cho đông đảo khách hàng là người Hà Nội và các tỉnh thành, nhiều sản phẩm đính kết của Mỹ Linh đã được sử dụng cho các mẫu trình diễn thời trang của sàn Catwalk VietNam Future Runway và dự Chương trình Kỷ niệm ngày Thương hiệu Việt Nam "Vinh danh trí tuệ Bàn tay Vàng – Tự hào thương hiệu Việt Nam 2024", một số sản phẩm được ký độc quyền cho khách hàng.

Các sản phẩm đính kết thủ công cầu kỳ và tỉ mỉ được trưng bày tại cửa hàng của Tăng Mỹ Linh

Cửa hàng của Mỹ Linh tuy không nằm trên phố kinh doanh đông đúc nhưng vẫn luôn được khách hàng tìm đến tận nơi để trực tiếp mua và tham khảo ý kiến tư vấn của cô chủ trẻ tài năng. Bởi, mua một sản phẩm nghệ thuật thủ công không chỉ đơn thuần là mua một món hàng, mà còn là dịp để tìm hiểu thêm về những tác phẩm thủ công tinh xảo cũng như được biết thêm về cách phối phụ kiện thời trang sao cho bắt mắt và tinh tế.

Tăng Mỹ Linh đặc biệt yêu trẻ em. Linh thường dành thời gian rảnh rỗi để dạy các em nhỏ tiếp cận với nghệ thuật đính kết từ những bước cơ bản như vẽ và tô màu. Trong các dịp hè, cô thường hẹn một số bé có năng khiếu qua cửa hàng để các bé được trực tiếp thực hành tô màu trên các mẫu sản phẩm.

Thời gian rảnh rỗi, Linh thường dạy các em nhỏ tiếp cận với nghệ thuật đính kết từ những bước cơ bản

Mỗi ngày, dù bận rộn với rất nhiều công việc như lên ý tưởng, vẽ, thiết kế mẫu, đính kết sản phẩm…, nhưng Linh vẫn dành rất nhiều thời gian để hướng dẫn các học viên. Với phương châm càng có nhiều học viên giỏi nghề, thương hiệu đính kết Tăng Mỹ Linh sẽ càng phát triển và mở rộng, Linh luôn coi các học viên như những chị em trong nhà, không ngần ngại truyền thụ kinh nghiệm và những thủ thuật cơ bản về nghệ thuật đính kết của mình cho họ.

Sản phẩm của Tăng Mỹ Linh đã được sử dụng cho các mẫu trình diễn thời trang

Tăng Mỹ Linh không chỉ tạo ra thương hiệu riêng cho bản thân mình, tạo công việc, tạo thu nhập cho nhiều người lao động mà còn tôn vinh, gìn giữ nét văn hóa dân gian của làng nghề Hà Nội.

Tăng Mỹ Linh đã thỏa sức thăng hoa các ý tưởng trẻ trung, sáng tạo với nghệ thuật đính kết thời trang.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Trên hành trình từ Thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội sống và làm việc, Thùy Linh - một bạn trẻ gen Z đã có nhiều trải nghiệm bất ngờ trên mảnh đất chữ S.

Cần mẫn bên nồi hấp mỗi sớm tinh mơ, nghệ nhân Hoàng Thị Lan đã có hơn 50 năm làm bánh cuốn, truyền giữ hương vị quê hương Thanh Trì qua từng lớp bánh mỏng, dẻo, thơm.

Giữa nhịp sống hiện đại, nghệ nhân ưu tú Phạm Công Bằng vẫn miệt mài gìn giữ và mang đến sức sống mới cho nghệ thuật múa rối cạn Tế Tiêu.

Với khát khao gìn giữ "hơi thở" của the lụa từng vang danh, nghệ nhân Lê Đăng Toản (Hà Đông) đã miệt mài canh cửi trong suốt gần 20 năm, dù hành trình không ít gian nan.

Bằng chính cuộc sống đời thường và tình yêu Hà Nội, hai nghệ sĩ Lan Hương và Đỗ Kỷ đã lan tỏa những giá trị văn hoá truyền thống qua nền tảng mạng xã hội TikTok - vốn là sân chơi sáng tạo của thế hệ trẻ.

Thiếu tá Trịnh Minh Tùng, Trưởng Công an thị trấn Phú Xuyên (Hà Nội) luôn phát huy sức trẻ, tinh thần nhiệt huyết, tận tụy với công việc, đảm bảo tình hình an ninh, trật tự ở cơ sở.