Cô gái 22 tuổi bị lừa bán sang Myanmar

Khoảng cuối tháng 7/2023, anh P.Đ.T., trú tại Thanh Xuân, Hà Nội nhận được tin từ chú ruột ở huyện Ba Vì, Hà Nội, nhờ trình báo công an về việc con gái bị lừa bán sang Myanmar.

Anh T. nhanh chóng dùng tài khoản Facebook cá nhân để nhắn tin cho chị V.A. (sinh năm 2002) là con gái của chú anh T., hy vọng tìm được manh mối về đối tượng đã dụ dỗ và lừa bán chị A.

May mắn, chị A. đã phản hồi, tuy nhiên do anh T. cho biết sẽ trình báo công an để tìm cách giải cứu. Thiếu nữ 22 tuổi hoảng sợ, không những không cung cấp thông tin liên quan tới người lừa bán mình, mà còn yêu cầu gia đình giữ kín chuyện vì sợ đối tượng đe doạ giết chết, không có cơ hội về quê hương.

Khi người thân gặng hỏi về nơi sinh sống, làm việc của mình tại Myanmar, chị V.A. có gửi vị trí qua tin nhắn trên Facebook. Thông tin này sau đó cũng được anh T. cung cấp lại cho cơ quan cảnh sát điều tra.

Trước đó, nạn nhân gọi điện thoại về cho gia đình ở huyện Ba Vì thông báo đang ở nước ngoài, do một người phụ nữ Việt Nam lừa rủ đi, mục đích là tìm việc lương cao. Đối tượng này đã dẫn chị A theo đường rừng, khi đi chị A. không mang theo bất cứ giấy tờ tuỳ thân nào. Quá lo lắng, bố chị A. đã nhờ người liên hệ trình báo công an nhưng bị cô gái can ngăn.

Cô gái 22 tuổi bị lừa bán sang Myanmar (ảnh minh hoạ).
Cô gái 22 tuổi bị lừa bán sang Myanmar (ảnh minh hoạ).

Tháng 9/2023, chị V.A. đã chuyển về gia đình số tiền là 30 triệu đồng và thông báo rằng đang công tác tại Myanmar, nhưng không cung cấp thông tin chi tiết về công việc, đối tượng và địa điểm làm việc.

Mặc dù con gái đã yêu cầu gia đình không tiết lộ thông tin ra ngoài và không báo cáo cho công an nhưng lo ngại về an toàn tính mạng của con, gia đình vẫn quyết định đưa vụ việc lên cơ quan chức năng.

Hiện nay, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an thành phố Hà Nội đã gửi công văn đến Cục Đối ngoại - Bộ Công an, Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an và Cục Cảnh sát hình sự - Bộ Công an để đề xuất hợp tác với Cảnh sát Myanmar, tiến hành xác minh, giải cứu và đưa nạn nhân về nước.

Cơ quan công an cũng thông tin rằng thường các nạn nhân bị bán vào các khu làm việc tập trung, được phép sử dụng điện thoại và Internet trong điều kiện có giới hạn. Ngoài ra, khu vực này thường có bảo vệ canh gác sử dụng vũ khí, khiến cho nạn nhân không dễ dàng bỏ trốn.

Những người bị bán vào đây thường phải tiếp tục lừa dối người khác, để tránh bị đánh đập. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Tài xế Nguyễn Văn Tư bị khởi tố bị can, tạm giam sau vụ lật xe khách 29 chỗ trên đèo Tam Đảo khiến bốn người chết và nhiều người bị thương.

Trong Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao kiến nghị nếu người bị kết án tử hình có đơn xin ân giảm, thời hạn để xem xét tối đa là một năm.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Vĩnh Long đã khởi tố vụ án hình sự để điều tra về hành vi "Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ" quy định tại khoản 1, Điều 260 Bộ luật Hình sự năm 2015 đối với vụ tai nạn ngày 4/9/2024.

Xe ghép, xe tiện chuyến, xe hợp đồng trá hình hiện đang hoạt động mạnh mẽ, dù không đăng ký kinh doanh vận tải hành khách, không được cấp phù hiệu, biển hiệu theo quy định pháp luật.

Trên một số tuyến phố ở TP. Hà Nội vẫn còn tình trạng nhiều xe khách vô tư dừng đỗ, đón trả khách ngay trên lòng đường, đặc biệt là khu vực trước cổng các bến xe lớn, gây ùn tắc, mất an toàn giao thông.

Phòng Cảnh sát Hình sự, Công an thành phố đã bắt giữ 11 đối tượng để điều tra về hành vi gây rối trật tự công cộng; đáng chú ý, các đối tượng còn rất trẻ, trong đó 3 người dưới 16 tuổi.