Cơ chế đặc thù cho cải tạo chung cư cũ

Theo Luật Thủ đô 2024, Hà Nội được trao quyền điều chỉnh chỉ tiêu, hệ số đền bù, điều chỉnh quy hoạch đã duyệt cho phù hợp; từ đó thuận lợi trong cải tạo các khu tập thể, khu chung cư cũ.

Luật cũng cho phép phát triển mô hình đô thị nén, đô thị TOD - tích hợp với giao thông công cộng. Hiện thực hóa Luật Thủ đô, thành phố đã cho phép các quận nghiên cứu, lập quy hoạch chi tiết cải tạo chung cư cũ theo hướng có thể nâng chiều cao các tòa nhà tái định cư. Từ đó, tối ưu hóa diện tích cho không gian công cộng và khu chức năng hỗn hợp, mở rộng một số trục đường nội khu đủ lớn, đảm bảo tính khả thi của dự án.

Bên cạnh đó, điểm mới đáng chú ý nhất trong Luật Nhà ở sửa đổi năm 2023 là quy định về tỉ lệ người dân đồng thuận. Trước đây phải có 100% sự đồng thuận từ các chủ sở hữu tại khu nhà, còn theo luật mới chỉ cần ít nhất 70% tổng số chủ sở hữu tham gia lấy ý kiến quy hoạch và 75% trong số đó đồng thuận là đã đủ điều kiện để tháo dỡ công trình.

Cùng với Luật Thủ đô năm 2024, những cơ chế chính sách trong Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản, cùng hàng loạt văn bản dưới luật như các nghị định, thông tư quan trọng về đất đai, nhà đã có hiệu lực... Đây sẽ là hành lang pháp lý quan trọng để Hà Nội chủ động trong các bước lập quy hoạch, lựa chọn phương thức đầu tư giúp cho quá trình cải tạo chung cư cũ đem lại hiệu quả hơn trong giai đoạn tới.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Xây dựng vừa thông báo kết quả kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện chỉ tiêu nhà ở xã hội hoàn thành năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ giao trên địa bàn các tỉnh: Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nam, Quảng Ninh, Quảng Nam, Thành phố Huế.

Dự án bất động sản QMS Top Tower tại điểm giao phố Tố Hữu và phố Vũ Trọng Khánh, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm vừa công bố mở bán đợt cuối.

Sáng 19/4, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội phối hợp với Công ty đấu giá hợp danh Nhất An Phú tổ chức đấu giá 19 thửa đất tại thị trấn Chúc Sơn với 550 hồ sơ tham gia.

Chính phủ vừa ban hành nghị định quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất, có hiệu lực từ đầu năm 2025. Theo đó, Nhà nước sẽ tiến hành thu hồi tài sản công là nhà, đất đối với trường hợp bị bỏ hoang quá 12 tháng.

Khi tiến hành sáp nhập các tỉnh thành, nhiều người lo ngại phải làm lại các giấy tờ, đặc biệt là sổ đỏ. Trước băn khoăn đó, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã có hướng dẫn cụ thể.

Ba trụ sở cơ quan nằm trên đường Tô Hiệu, quận Hà Đông đã bị bỏ hoang 17 năm kể từ thời điểm tỉnh Hà Tây sáp nhập vào thành phố Hà Nội. Việc sử dụng không hiểu quả quỹ đất công hàng nghìn mét vuông này đang gây lãng phí lớn.