Chuyển đổi số trong giáo dục ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

(HanoiTV) - Ngày 4/11, Học viện Quản lý Giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Tổng công ty Giải pháp doanh nghiệp Viettel tổ chức hội thảo quốc tế với chủ đề “Chuyển đổi số trong giáo dục ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp”. Hội thảo được áp dụng theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với hơn 200 điểm cầu, với sự tham dự của các chuyên gia trong nước và quốc tế.

Hội thảo được áp dụng theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến

Trong khuôn khổ của hội thảo các nhà khoa học, chuyên gia giáo dục tập trung vào ba nhóm vấn đề liên quan đến thực trạng và giải pháp để thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo ở Việt Nam gồm: Ứng dụng cấu trúc chuyển đỏi số trong giáo dục và đào tạo; Chuyển đổi số trong dạy học giáo dục (số hóa học liệu, bài giảng điện tử…); Mô hình và giải pháp ứng dụng chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo.

Phát biểu đề dẫn, GS.TS Phạm Quang Trung, Giám đốc Học viện nhấn mạnh: Chuyển đổi số không còn là phạm vi của một cơ quan, đơn vị, quốc gia mà đã trở thành làn sóng có tính chất toàn cầu.

Chuyển đổi số không phải là một điểm đến, mà là tiến trình thay đổi từ phương thức cũ sang phương thức mới, thay đổi từ hệ thống hiện tại sang hệ thống số hiện đại, thay đổi từ tư duy, cách thức, điều hành mới, ứng dụng thành tựu mới nhất của công nghệ số. Chuyển đổi số không chỉ đơn thuần là một nhóm giải pháp, hay hệ thống máy móc, thiết bị kỹ thuật.

Chuyển đổi số còn là cả trong suy nghĩ, nhận thức, sự am hiểu của cán bộ quản lý, nhân viên, giảng viên, giáo viên. Vì thế, chuyển đổi số trong giáo dục là lĩnh vực lớn với thách thức. Tuy nhiên, nếu chúng ta tổ chức thành công thì chuyển đổi số sẽ tạo ra cuộc cách mạng mạnh mẽ, sâu sắc trong ngành giáo dục và đào tạo.

Hội thảo đã nhận được hơn 60 bài với nội dung đa dạng, phong phú, hàm lượng thông tin sâu sắc với mong muốn tập trung vào 3 nhóm vấn đề lớn:

Thứ nhất, ứng dụng chuyển đổi số trong quản lý giáo dục, gồm: lưu trữ thông tin, dự báo, hỗ trợ các kết nối, giúp cho hoạt động điều hành của các cấp lãnh đạo của các cơ sở giáo dục đào tạo.

Thứ hai, chuyển đổi số trong giáo dục đào tạo bao gồm: dạy học, kiểm tra, đánh giá, nghiên cứu khoa học, số hoá học liệu như: Sách giáo khoa điện tử, bài giảng điện tử, kho bài giảng ELearning, ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm, thư viện số, phòng thí nghiệm ảo, xây dựng trường đại học trực tuyến…

Thứ ba, bàn về các mô hình giải pháp chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo.

Tham luận về yếu tố “hiện diện ảo” trong giảng dạy trực tuyến – cảm nhận từ người học và người dạy; TS Phạm Công Hiệp - Trường ĐH RMIT – khuyến nghị giảng viên nên vào lớp học trực tuyến sớm 5 phút để trò chuyện với sinh viên và ở lại lớp học cho đến khi sinh viên rời đi. Thông thường, một số sinh viên có mong muốn ở lại để đặt câu hỏi, giảng viên có thể sử dụng cả chức năng thoại để trả lời cho người học.

“Ngoài ra, giảng viên cần phân bổ thời gian tư vấn cho cả lớp hoặc nhóm sinh viên. Hãy chia sẻ hình ảnh và thông tin liên hệ của riêng bạn. Đồng thời, thiết lập các cuộc họp như là nơi sinh viên có thể đặt câu hỏi.

Sử dụng các ứng dụng mạng xã hội để đặt tất cả những người tham gia vào nền tảng giao tiếp chung, nhằm tạo cảm giác như bạn đang ngồi trong cùng một phòng với mọi người” - TS Phạm Công Hiệp chia sẻ.

Nhấn mạnh về chuyển đổi số trong bồi dưỡng thường xuyên giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông, TS Đặng Văn Huấn – Phó Giám đốc Chương trình ETEP (Bộ GD&ĐT) – trao đổi 3 vấn đề, gồm: Phát triển và số hoá các khoá học; tài liệu giảng dạy cho giáo viên cốt cán; Mô hình đào tạo mới cho bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông; Hệ thống thông tin quản lý giáo dục nhà giáo (TEMIS).

TS Đặng Văn Huấn phát biểu: Trước đây, tài liệu tập huấn, bồi dưỡng phổ biến nhất là in giấy nên việc truy cập và phân phối hạn chế. Đặc biệt, rất ít khoá học trực tuyến chính thức cho bồi dưỡng thường xuyên giáo viên.

Tuy nhiên, hiện nay ETEP phát triển và số hoá các khoá học, tài liệu giảng dạy trong hệ thống quản lý học tập (LMS). Hệ thống này sẽ được truy cập không giới hạn các khoá học. Tài liệu hướng dẫn mọi lúc, mọi nơi dành cho tất cả giáo viên.

Hiện, mô hình áp dụng tập huấn, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán được tổ chức theo phương thức trực tuyến kết hợp trực tiếp thông qua lớp học ảo theo công thức: 7-2-7.

Cụ thể: 7 ngày đọc tài liệu, tự nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của giảng viên chủ chốt và hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên LMS trước khi tham gia khoa học trực tiếp. 2 ngày tập huấn trực tiếp qua lớp học ảo dưới sự hướng dẫn của giảng viên chủ chốt. 7 ngày hoàn thành bài tập cuối khoá dưới sự hỗ trợ của các giảng viên chủ chốt và hoàn thành kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp.

Sau phần tham luận, hội thảo có phần thảo luận sôi nổi với các nội dung xoay quanh các vấn đề nêu trên.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Mhững năm gần đây, các trường tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn huyện Đan Phượng đã mang đến cho học sinh một mô hình thư viện hiện đại hơn, đó là thư viện mở.

Cùng với đầu tư cơ sở vật chất đẹp và hiện đại cho thư viện trường, nhiều hoạt động, cách làm hay đã được các trường học tại Hà Nội triển khai, góp phần lan tỏa văn hóa đọc.

Vòng chung kết cuộc thi UEB Business Challenges mùa 7 đã diễn ra tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc trong chiều 20/4, với sự tham gia của 12 đội thi xuất sắc nhất.

Hơn 2.000 học sinh đến từ các trường THPT và trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trên địa bàn huyện Đan Phượng đã tham gia chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025”.

Chủ đề: Phân tích dạng bài Đọc hiểu số 1 và luyện tập. Giáo viên Lê Phương Lan -Trường THPT chuyên Sơn Tây - Hà Nội.

Mùa tuyển sinh năm nay, Học viện Báo chí và Tuyên truyền chính thức bỏ xét tuyển tổ hợp C00 (Văn, Sử, Địa) ở phương thức xét học bạ và xét điểm thi tốt nghiệp THPT.