Chuyển đổi số - chìa khoá để ngành dệt may tăng trưởng
Tổng kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may của Việt Nam đạt 44 tỷ USD năm 2024, tăng 11,26% so với năm 2023, cũng là quốc gia xuất khẩu sản phẩm dệt may nằm trong top 3 thế giới cùng với Bangladesh và Trung Quốc. Năm 2025, trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động, Mỹ tuyên bố áp thuế với nhiều mặt hàng của các quốc gia trong thời gian gần đây, ngành dệt may Việt Nam đứng trước những thách thức lớn, đòi hỏi phải có sự đổi mới trong ứng dụng công nghệ số và xu hướng xanh.
Triển lãm “Thiết bị công nghệ AI và tự động hoá trong ngành may” tổ chức sáng 14/3 là cơ hội để các doanh nghiệp lĩnh vực may mặc có thể tìm hiểu và tiếp cận với công nghệ số trong lĩnh vực này.
Triển lãm giới thiệu những thiết bị hỗ trợ chuyển đổi số trong lĩnh vực dệt may như máy kiểm vải AI, máy cắt chỉ AI, máy may dưỡng lập trình tự động, máy xử lý độ co vải AI,…từ trường Đại học Bách khoa Hong Kong và 14 doanh nghiệp cung cấp thiết bị may mặc hiện đại hàng đầu thế giới của các nước Nhật - Đức - Trung Quốc - Đài Loan.
Các chuyên gia đánh giá, việc ứng dụng các các công nghệ mới có thể giúp tăng hiệu suất sản xuất dệt may lên đến 30 – 50% nhờ tối ưu quy trình bằng máy móc hiện đại, đặc biệt trong các công đoạn cắt vải. Chất lượng sản phẩm cũng được nâng cao, giảm tỷ lệ lỗi sản phẩm 20 - 30%.
Điều này giúp các doanh nghiệp dệt may tối ưu chi phí và cải thiện khả năng cạnh tranh. Bà La Mỹ Hoàn - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Tín Trực chia sẻ, bên cạnh việc giới thiêu công nghệ mới hiện đại, triển lãm còn là cơ hội để các doanh nghiệp may mặc kết nối, học hỏi từ các chuyên gia kỹ thuật của các thương hiệu hàng đầu thế giới linh vực này, chia sẻ kinh nghiệm và tìm kiếm cơ hội phát triển hợp tác.


Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam - Co-opBank, tiền thân là Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương đã tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập (1995-2025) vào sáng 19/4 tại Hà Nội.
Chính phủ Hàn Quốc vừa đề xuất ngân sách bổ sung 12.200 tỷ won (gần 8,6 tỷ USD) nhằm bình ổn giá cả và hỗ trợ các ngành công nghiệp chủ chốt.
Giới chuyên gia khuyến nghị nhà đầu tư nên thận trọng trong giai đoạn chờ kết quả đàm phán của Chính phủ về chính sách thuế đối ứng với Mỹ vào ngày 9/7 tới.
FiinGroup cho rằng, trong giai đoạn nhiều biến động như hiện nay, việc lựa chọn cổ phiếu cần dựa trên ba yếu tố then chốt.
Cổ phiếu VIC bị nhà đầu tư ngoại bán ròng mạnh với khối lượng 61,87 triệu đơn vị, giá trị bán ròng tương ứng đạt 4.446 tỷ đồng.
Ngân hàng Nhà nước và Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã tổ chức hội thảo góp ý dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng, qua đó hướng đến gỡ nút thắt nợ xấu.
0