Chứng khoán giảm mạnh trong phiên giao dịch đầu năm
Phiên giao dịch đầu năm không chỉ đơn thuần là sự khởi động lại của thị trường sau kỳ nghỉ lễ mà còn mang ý nghĩa quan trọng trong việc định hình tâm lý và xu hướng đầu tư. Thế nhưng, trong phiên ngày 3/2, có lúc chỉ số VN-Index giảm mạnh tới hơn 12 điểm gây hoang mang cho nhiều người.
Chị Đỗ Nhã An (huyện Thanh Trì, Hà Nội) cho biết: “Phiên hôm nay, việc thị trường giảm điểm tôi nghĩ là do công ty công nghệ của Trung Quốc mới cho ra mắt ứng dụng AI mới, khiến các công ty công nghệ tại Mỹ và Việt Nam ảnh hưởng. Các cổ phiếu công nghệ trong nhóm trụ giảm mạnh khiến chỉ số giảm điểm. Tuy nhiên, tôi vẫn kỳ vọng vào thị trường vì báo cáo tài chính các doanh nghiệp cả năm 2024 đã ra gần hết, phần lớn cho thấy kết quả tích cực nên trong giai đoạn này tôi vẫn mua vào và chờ đợi thị trường”.
Trong phiên giao dịch sáng ngày đầu năm mới, VN-Index vẫn khá đuối sức trước áp lực lớn của nhóm cổ phiếu trụ, kết phiên sáng giảm tới 9,57 điểm. Đà bán mạnh ở nhóm trụ đẩy thanh khoản thị trường sáng nay lên mức cao. Khối lượng giao dịch khớp lệnh của VN-Index đạt hơn 287 triệu đơn vị, tương đương giá trị gần 7,2 ngàn tỷ đồng, gấp đôi so với phiên trước đó.
Ông Phạm Đắc Thành - Giám đốc chi nhánh Hà Nội - Công ty TNHH Chứng khoán Yuanta Việt Nam, cho hay: “Thị trường hôm nay giảm gần 10 điểm, thanh khoản khớp lệnh khoảng hơn 7 nghìn tỷ. Như vậy, thị trường phản ánh tâm lý khá thận trọng với những giải ngân mới. Đặc biệt, trước Tết có một vài phiên xanh, cũng phản ánh được tâm lý chốt lời của nhà đầu tư trong những phiên đầu năm. Ngoài ra, theo tôi, một kỳ nghỉ lễ khá dài chứng kiến rất nhiều thông tin từ thế giới, đặc biệt là chính sách thuế quan của Mỹ, sự ra mắt ứng dụng DeepSeek mới của Trung Quốc khiến cho các công ty công nghệ lao dốc”.
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 12,02 điểm (0,95%) xuống mốc 1.253,03 điểm. HNX-Index tăng nhẹ 0,48 điểm (0,22%) lên mốc 223,49 điểm. Về mức độ ảnh hưởng, FPT, VCB, BID và TCB là những mã có tác động tiêu cực nhất khi lấy đi hơn 5,8 điểm của chỉ số.
Ngành công nghệ thông tin là ngành có mức giảm mạnh với 5,12%. Theo sau là ngành viễn thông và tài chính với mức giảm lần lượt là 3,43% và 1,11%. Về giao dịch của khối ngoại, khối này quay lại bán ròng hơn 1,500 tỷ đồng trên sàn HOSE.
Mặc dù vậy, theo các chuyên gia, thị trường chứng khoán Việt Nam có nhiều tín hiệu và động lực phục hồi lớn trong năm tới. Do vậy, giai đoạn hiện tại, nhà đầu tư nên quan sát và phân bổ danh mục đầu tư hợp lý chứ không nên bán tháo.
Mỹ và Trung Quốc đã kết thúc ngày họp cấp cao đầu tiên về các vấn đề kinh tế và thương mại tại Geneva, Thụy Sĩ và được Tổng thống Donald Trump đánh giá là đạt được bước tiến bộ lớn.
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đề xuất phát hành hơn 1,4 tỷ cổ phiếu để chia cổ tức cho cổ đông, tương ứng tỷ lệ 64,58%.
FPT Telecom (MCK: FOX) đã có văn bản thông báo về việc phát hành gần 246,3 triệu cổ phiếu, nhằm tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu.
Nhìn lại bốn tháng đầu năm 2025, xuất khẩu gạo Việt Nam đạt 1,75 tỷ USD, giảm 14,3% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chính là do giá xuất khẩu bình quân giảm 20%, chỉ còn 514 USD/tấn.
Kinh tế thế giới đang trong giai đoạn biến động khi Mỹ tăng áp thuế nhập khẩu hàng hóa đối với nhiều quốc gia. Trước sức ép đó, người tiêu dùng Việt đang có xu hướng thắt chặt túi tiền, thận trọng hơn trong chi tiêu.
Tuần qua, giá vàng trong nước liên tục biến động thất thường, có thời điểm chạm mốc 122 triệu đồng/lượng, sau đó quay đầu giảm mạnh rồi lại tiếp đà tăng.
0