Chuẩn bị nguồn nhân lực dự án đường sắt tốc độ cao

Theo cơ quan chức năng, dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, dự kiến cần tới một lượng lớn nhân sự phục vụ công tác xây dựng vận hành và khai thác, quản lý. Đào tạo nguồn nhân lực là một trong những yếu tố then chốt quyết định sự thành công của dự án trọng điểm quốc gia này.

Để chuẩn bị cho lộ trình này, Bộ Giao thông Vận tải đã yêu cầu các cơ sở đào tạo thuộc quyền quản lý của mình phải tinh gọn mô hình quản trị, đổi mới phương thức quản lý; tiên phong đi trước đón đầu, kịp thời đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của siêu dự án được đầu tư số vốn lên tới 67 tỷ USD này.

Bằng việc công bố thành lập Viện Đường sắt tốc độ cao, Đại học Giao thông Vận tải TP.HCM là đơn vị tiên phong nghiên cứu và đào tạo chuyên sâu cho ngành đường sắt tốc độ cao. Năm 2008, trường đã bắt đầu đào tạo ngành đường sắt đô thị (metro), nhiều cán bộ quản lý, giáo viên của trường đã được cử đi học tập và công tác tới Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và châu Âu để tìm hiểu, lĩnh hội kiến thức mới và tham quan thực tế. Nhà trường kỳ vọng sẽ tạo ra chuỗi cung ứng dịch vụ nhân lực cho dự án đường sắt tốc độ cao.

PGS, TS Nguyễn Anh Tuấn, Phó Hiệu trưởng Đại học Giao thông vận tải TP.HCM cho biết: “Trường đã mở các chuyên ngành chuyên sâu trong lĩnh vực đường sắt tốc độ cao như xây dựng tốc độ cao, cơ khí tốc độ cao, điều khiển tự động. Để cụ thể hóa các lĩnh vực này có nhiều hình thức tuyển sinh như hệ đại học, văn bằng 2 và đặc biệt là theo đề xuất nhân lực của ngành giao thông vận tải".

Dự báo của Bộ Giao thông Vận tải cho thấy, lĩnh vực xây dựng, chế tạo, sản xuất vật tư, linh kiện của dự án cần 220.000 người vận hành khai thác, quản lý và gần 14.000 nhân sự bảo trì dự án. Để tránh lãng phí cho siêu dự án này, việc sử dụng, đào tạo lại, nâng cao chất lượng cho nguồn nhân lực đang có sẵn làm nòng cốt cho dự án mang ý nghĩa quan trọng.

Ông Hà Trọng Thắng, Giám đốc Chi nhánh khai thác đường sắt Sài Gòn cho biết: “Tổng công ty đường sắt Việt Nam đang là thành viên của Hiệp hội đường sắt quốc tế. Đặc biệt là đường sắt Việt Nam hiện nay cũng đang có mối quan hệ rất tốt với các nước có đường sắt phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ. Đối với lực lượng và đội ngũ nhân viên đang được đào tạo và đang thực hiện các nhiệm vụ của tuyến đường sắt này đã nắm bắt cơ bản quy định và cũng đã được đào tạo trong việc tổ chức khai thác".

Bộ Giao thông Vận tải thời gian qua đã triển khai nhiều giải pháp nhằm đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ sở đào tạo và giao các đơn vị thuộc quyền quản lý của Bộ lập đề án riêng về đào tạo nhân lực cho “siêu” dự án.

Để chiến lược phát triển nguồn nhân lực đường sắt tốc độ cao đạt mục tiêu đề ra, tận dụng được tối đa nguồn lực sẵn có, cần sự vào cuộc của các đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở đào tạo và sự phân công cụ thể của cơ quan chủ quản của dự án. Trong đó, việc sử dụng tài sản công, nguồn kinh phí đào tạo đúng quy định, tránh lãng phí, phát huy tối đa hiệu quả đầu tư trong lĩnh vực đào tạo được dư luận đặc biệt quan tâm.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thường vụ Quốc hội đề nghị thể chế hóa quy định của Bộ Chính trị về việc không bầu chủ tịch, phó chủ tịch tỉnh mà chỉ định, bổ nhiệm sau khi sáp nhập đơn vị hành chính.

Ban Chỉ đạo của Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp vừa có công văn hướng dẫn tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã.

Lực lượng chức năng đang làm rõ vụ ô tô đầu kéo bốc cháy trên đường Khuất Duy Tiến, Hà Nội vào tối 20/4.

Hiện nay, không ít người nổi tiếng, người có ảnh hưởng trên mạng xã hội đã bị các trang mạo danh để lừa đảo bán hàng nhằm trục lợi.

Hệ thống 600 cụm camera giám sát, xử phạt vi phạm giao thông tại Hà Nội đã góp phần tích cực trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

UBND thành phố Hà Nội vừa phê duyệt phương án thi tuyển kiến trúc cầu Ngọc Hồi nối huyện Thanh trì và tỉnh Hưng Yên.