Chủ tịch nước Tô Lâm được bầu giữ chức Tổng Bí thư
Sáng 3/8, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII diễn ra tại Hội trường Bộ Quốc Phòng, số 7 Nguyễn Tri Phương, Ba Đình, Hà Nội. Tại hội nghị này, Trung ương thống nhất bầu ông Tô Lâm, Chủ tịch nước giữ chức Tổng Bí thư.
Ông Tô Lâm, 67 tuổi, quê xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, có học hàm, học vị: Giáo sư, Tiến sĩ. Ông có 50 năm học tập, rèn luyện và trưởng thành trong ngành công an. Ông bắt đầu sự nghiệp là cán bộ, Cục Bảo vệ Chính trị I, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) năm 1979, trải qua các chức vụ Phó trưởng phòng, Trưởng phòng, Phó Cục trưởng, rồi Cục trưởng Cục Bảo vệ Chính trị III, Tổng cục An ninh.
Năm 2010, sau bốn năm giữ chức Phó Tổng cục trưởng, ông được bổ nhiệm Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh I. Cùng năm đó, ông được bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Công an.
Tháng 1/2011, ông là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI và 5 năm sau trở thành Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII.
Tháng 4/2016, ông được bầu giữ chức Bộ trưởng Công an, làm Phó trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng; Phó Trưởng Tiểu ban Bảo vệ chính trị nội bộ Trung ương; Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Ủy viên Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương. Ông là đại biểu Quốc hội các khóa XIV, XV.
Tháng 5/2024, ông được Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021 – 2026. Sau hơn hai tháng giữ vị trí người đứng đầu Nhà nước, ông được Trung ương tín nhiệm bầu giữ chức Tổng Bí thư.
Người tiền nhiệm ông Tô Lâm là cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, giữ chức vụ này hơn 13 năm, từ tháng 1/2011 đến tháng 7/2024.



Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam đã trở thành tâm điểm chú ý của thế giới khi tiến hành cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy và linh hoạt giải quyết các thách thức kinh tế.
Phó Thủ tướng Mai Văn Chính giao Bộ Quốc phòng xây dựng Đề án diễu binh, diễu hành tại Quảng trường Ba Đình nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9.
Hà Nội đang lấy ý kiến cử tri về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã mới cũng như dự kiến tên gọi của các đơn vị hành chính mới. Hầu hết người dân rất phấn khởi, đồng thuận với phương án được đưa ra lấy ý kiến.
Không chỉ là một chương trình nghệ thuật, “Ký ức để lại” còn là lời tri ân sâu sắc đối với các thế hệ chiến sĩ Công an nhân dân đã hi sinh vì nền hòa bình của đất nước.
Hà Nội đang lấy ý kiến cử tri về phương án sắp xếp, đặt tên đơn vị hành chính cấp xã sau sáp nhập, nhằm hoàn thiện đề án trình Chính phủ trước ngày 1/5.
Thắng lợi vĩ đại của cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 là minh chứng khẳng định đường lối cách mạng của Đảng, là thắng lợi của sức mạnh chiến tranh nhân dân.
0