Chủ động ứng phó mưa lũ, rét đậm, rét hại
Theo tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ ngày 30/11, do ảnh hưởng của không khí lạnh mạnh, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời chuyển rét, vùng núi và trung du Bắc Bộ nhiệt độ phổ biến từ 9-12 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 5 độ C; vùng đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ từ 12-15 độ C; ngày 1-3/12, vùng núi và trung du Bắc Bộ trời rét đậm, rét hại.

Đêm 29/11 đến ngày 30/11, khu vực vùng núi Đông Bắc và Việt Bắc có mưa 50-100mm, có nơi trên 130mm; đêm 30/11 đến ngày 3/12, khu vực Trung và Nam Trung Bộ có mưa 150-250mm/đợt, có nơi trên 300mm/đợt và còn có khả năng kéo dài. Từ ngày 30/11, vịnh Bắc Bộ và khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển khu vực Hoàng Sa) gió chuyển hướng Đông Bắc mạnh dần lên cấp 7, giật cấp 9; sóng biển cao 2- 6m, biển động mạnh.
Để chủ động ứng phó thiên tai, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai đề nghị các các tỉnh, thành phố Bắc Bộ và Trung Bộ theo dõi chặt chẽ các bản tin cảnh báo, dự báo để thông báo, hướng dẫn kịp thời, thường xuyên cho các cấp chính quyền, nhân dân chủ động phòng tránh mưa lũ, rét đậm, rét hại, lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh; thực hiện các biện pháp phòng tránh mưa lũ, đặc biệt là lũ quét, sạt lở đất; triển khai lực lượng xung kích kiểm tra, rà soát các khu dân cư thấp trũng, có nguy cơ cao xảy ra lũ, lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt chia cắt, chủ động sơ tán người dân khi có tình huống xảy ra. Kiểm tra, rà soát, sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn các hồ chứa và hạ du, đặc biệt là các hồ chứa thủy điện nhỏ, hồ thủy lợi xung yếu, hồ chứa đã đầy nước.
Các tỉnh miền núi, trung du Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ triển khai các biện pháp phòng tránh rét đậm, rét hại đảm bảo an toàn cho người, nhất là người già, trẻ nhỏ, học sinh; tuyệt đối không dùng bếp than tổ ong để sưởi ấm trong phòng kín tránh xảy ra những sự cố đáng tiếc, gây thiệt hại về người như tại một số địa phương trong những năm gần đây. Chủ động triển khai các biện pháp an toàn cho cây trồng và vật nuôi, đặc biệt là đối với vùng núi cao; tăng cường công tác thông tin, truyền thông về diễn biến thời tiết và kỹ năng phòng, chống mưa lũ, lũ quét, sạt lở đất; công tác đảm bảo an toàn chống rét cho đàn gia súc: vệ sinh, củng cố chuồng trại, che chắn giữ ấm, chủ động dự trữ thức ăn đảm bảo phòng chống đói, rét; hướng dẫn về công tác phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, thủy sản (Tham khảo tài liệu hướng dẫn, truyền thông trên trang thông tin điện tử của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai tại địa chỉ http://phongchongthientai.mard.gov.vn/Pages/Ret-hai-suong-muoi.aspx).
Khu vực ven biển từ Quảng Ninh đến Quảng Ngãi theo dõi chặt chẽ bản tin cảnh báo, dự báo và diễn biến của gió mạnh trên biển; thông báo cho thuyền trưởng, chủ các phương tiện, tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết để chủ động phòng tránh và có kế hoạch sản xuất phù hợp, đảm bảo an toàn về người và tài sản; duy trì thông tin liên lạc nhằm xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra.
Các địa phương tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai và Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.
Trước những hiện tượng thời tiết nguy hiểm trên, chuyên gia khí tượng thủy văn cảnh báo, để hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra, cấp ủy, chính quyền và Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các địa phương cần theo dõi chặt chẽ và cập nhật thường xuyên các thông tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia và hệ thống dự báo địa phương.
Bên cạnh đó, chính quyền và các đơn vị chức năng cần cung cấp nhanh, kịp thời các thông tin dự báo thiên tai cho người dân, chỉ đạo quyết liệt công tác phòng chống thiên tai bằng các hình thức khác nhau và vận động, tuyên truyền cũng như thực hiện lệnh cấm tuyệt đối đối với người dân hoạt động tại các khu vực có nguy cơ rủi ro cao dễ xảy ra lũ quét, sạt lở đất...
Người dân trong khu vực có nguy cơ bị ảnh hưởng thiên tai cần theo dõi chặt chẽ các bản tin dự báo, cảnh báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia; cần tìm hiểu thêm về những thiên tai trong khu vực mình sinh sống như xác định các khu vực có nguy cơ xảy ra lũ, sạt lở đất, lụt.
Người dân cũng cần tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn công tác ứng phó, phòng tránh thiên tai của chính quyền địa phương; cập nhật thường xuyên thông tin dự báo khí tượng thủy văn mới nhất trên các phương tiện truyền thông đại chúng chính thống của Trung ương và địa phương để chủ động ứng phó. Người dân cần chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng và trang bị cần thiết cho phòng, tránh thiên tai khi có cảnh báo.


Theo đoạn clip từ camera nhà dân trên đường Nguyễn An Ninh, TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ghi lại, trong lúc chơi bóng trên vỉa hè, một cháu bé đã vô tình để quả bóng lăn ra lòng đường gây tai nạn nghiêm trọng cho người đi đường.
Tại những thành phố lớn như Hà Nội, lượng phương tiện đông, nên việc các xe tùy tiện "điền vào chỗ trống", đi sai làn đường là điều không hiếm gặp trên đường.
Hàng trăm người dân Đồng Nai đã có mặt tại ga Biên Hòa vào rạng sáng 20/4 để đón chào đoàn tàu đặc biệt chở các chiến sĩ trong đội hình Nghi lễ của Quân đội hành quân từ Bắc vào Nam.
Bằng việc nhìn thẳng vào sự thật, không né tránh, cầu thị trong việc khắc phục những sai sót, ngành Đăng kiểm đang từng bước lấy lại niềm tin của người dân và cộng đồng doanh nghiệp.
UBND TP Hà Nội đã phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án xây dựng cầu vượt qua nút giao đường Lê Trọng Tấn, Hà Đông và Quốc lộ 6. Với quy mô 4 làn xe, dài gần 900m, cầu vượt thép được xây dựng theo hướng đường Lê Trọng Tấn - đường Văn Khê. Tổng mức đầu tư dự kiến là gần 880 tỷ đồng, thực hiện trong giai đoạn 2026-2028.
Bằng việc nhìn thẳng vào sự thật, cầu thị trong việc khắc phục những sai sót, ngành đăng kiểm đang từng bước lấy lại niềm tin của người dân và cộng đồng doanh nghiệp.
0