Chính phủ yêu cầu hoàn thiện đề án đường sắt đô thị
Trong đó, cần tập trung làm rõ bối cảnh, tình hình triển khai, những vấn đề đặt ra và hướng xử lý của các dự án đường sắt đô thị trong quá trình xây dựng Đề án tại mỗi địa phương, nhất là về huy động nguồn lực, căn cứ xác định định mức kỹ thuật kinh tế, lựa chọn công nghệ và khả năng tự chủ trong chế tạo thiết bị, mô hình quản lý điều hành hệ thống và đào tạo nguồn nhân lực.
Ngoài những cơ chế, chính sách đặc thù đã có, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cần đề xuất cụ thể những nhóm cơ chế, chính sách chung cho cả hai địa phương để phát triển đường sắt đô thị, cơ chế huy động, phân bổ nguồn vốn đầu tư công trung hạn từ ngân sách Trung ương, địa phương và các nguồn vốn khác; mức độ an toàn khi huy động vốn vay đối với ổn định kinh tế vĩ mô…
Theo báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải, dự kiến đến năm 2035, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh sẽ hoàn thành các tuyến đường sắt đô thị theo qui hoạch hiện có với tổng chiều dài khoảng 580km. Đường sắt đô thị chiếm khoảng 30-35% thị phần vận tải hành khách công cộng và tăng lên 55-70% sau năm 2035.


17 xã và 1 thị trấn trên địa bàn huyện Phúc Thọ trong hai ngày 19 và 20/4 đã đồng loạt lấy ý kiến nhân dân về chủ trương sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Thường vụ Quốc hội đề nghị thể chế hóa quy định của Bộ Chính trị về việc không bầu chủ tịch, phó chủ tịch tỉnh mà chỉ định, bổ nhiệm sau khi sáp nhập đơn vị hành chính.
Ban Chỉ đạo của Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp vừa có công văn hướng dẫn tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã.
Lực lượng chức năng đang làm rõ vụ ô tô đầu kéo bốc cháy trên đường Khuất Duy Tiến, Hà Nội vào tối 20/4.
Hiện nay, không ít người nổi tiếng, người có ảnh hưởng trên mạng xã hội đã bị các trang mạo danh để lừa đảo bán hàng nhằm trục lợi.
Hệ thống 600 cụm camera giám sát, xử phạt vi phạm giao thông tại Hà Nội đã góp phần tích cực trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
0