Chiều mai bão số 1 đổ bộ, miền Bắc mưa rất lớn

Dự báo chiều mai 18/7, bão số 1 (bão Talim) đi vào đất liền các tỉnh Quảng Ninh - Thái Bình, ở miền Bắc có mưa to đến rất to, có nơi 500mm.
Hướng di chuyển của bão số 1 lúc 8h sáng 17/7

Hồi 10 giờ sáng nay, vị trí tâm bão khoảng 20.3 độ Vĩ Bắc; 112.7 độ Kinh Đông, sức gió mạnh nhất: cấp 12 (118-133km/h), giật cấp 15. Dự báo trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ khoảng 15-20km/h.

Bão số 1 tiến nhanh về Bắc Bộ, biển động dữ dội

Trên biển, ngày và đêm 17/7, khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển Hoàng Sa) có mưa bão; Nam Vịnh Bắc Bộ, khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển Trường Sa), vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau, Cà Mau đến Kiên Giang và Vịnh Thái Lan có mưa rào và dông mạnh.

Chiều và đêm 17/7, khu vực Bắc Vịnh Bắc Bộ có mưa bão; trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh.

Sáng 18/7, vùng biển phía Tây Bắc của Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 11-12; sóng biển cao 3-5 m; biển động rất mạnh.

Ngày 18/7, vùng biển phía Nam của Bắc Biển Đông có gió Tây Nam đến Nam mạnh cấp 6, giật cấp 7-8; sóng biển cao 2-4m, biển động.

Ngày và đêm 18/7, khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa) và vùng biển từ Khánh Hòa đến Cà Mau có gió Tây Nam mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9; sóng biển cao 2,5-5m; biển động mạnh. Vùng biển Vịnh Thái Lan và vùng biển từ Cà Mau đến Kiên Giang có gió Tây Nam mạnh cấp 6, giật cấp 7-8; sóng biển cao 2-3m; biển động.

Ngày 18/7, Bắc Vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 8-9, vùng gần tâm bão cấp 10, giật cấp 12; đêm 18/7 gió giảm xuống cấp 6, giật cấp 8; sóng biển cao 3-5m; biển động rất mạnh.

Toàn bộ tàu thuyền và các hoạt động khác tại các vùng biển trên đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn.

Để chủ động ứng phó với bão và mưa lũ có thể xảy ra sau bão, Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, Chống Thiên tai-Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố Thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn yêu cầu các tỉnh, thành phố; các bộ, ngành theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, tiếp tục tổ chức kiểm đếm tàu thuyền, bằng mọi biện pháp kêu gọi chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu thuyền đang hoạt động di chuyển thoát ra khỏi vùng nguy hiểm hoặc vào nơi neo đậu tránh trú.

Phó thủ tướng Trần Lưu Quang chủ trì cuộc họp ứng phó bão số 1 - Ảnh: C.TUỆ

Sáng nay 17/7, Phó thủ tướng Trần Lưu Quang - trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai - chủ trì cuộc họp trực tiếp và trực tuyến với các bộ, ban, ngành và các tỉnh thành Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An để chỉ đạo ứng phó với bão số 1.

Dự kiến sơ tán gần 30.000 người

Tại cuộc họp, ông Phạm Đức Luận, chánh văn phòng Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai, cho biết để ứng phó với bão số 1, các tỉnh Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định dự kiến cấm biển từ 12h ngày 17/7, Hải Phòng dự kiến từ 21h ngày 17/7.

Các địa phương khác tiếp tục theo dõi diễn biến của bão để xem xét quyết định phù hợp với tình hình thực tế.

Các địa phương đã rà soát phương án sơ tán dân tại các khu vực nguy hiểm và trên các lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy hải sản.

Trong đó các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh - Ninh Bình dự kiến sơ tán gần 30.000 người.

Theo báo cáo của Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng, tính đến 6h ngày 17-7 đã thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho 52.000 tàu/226.000 người biết diễn biến, hướng đi của bão để chủ động di chuyển vòng tránh. Hiện không còn tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm. Tuy nhiên, cần quan tâm đến các tàu nhỏ, tàu du lịch đi về trong ngày.

Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ giờ đến chiều, bão duy trì cường độ cấp 11-12, có thể tăng thêm cấp, hướng về bán đảo Lôi Châu. Sau khi qua Trung Quốc, do gặp ma sát, bão giảm 1-2 cấp khi vào vịnh Bắc Bộ.

Khả năng cao bão đi vào Quảng Ninh - Hải Phòng. Tuy nhiên, đây là cơn bão mạnh và có hoàn lưu rộng nên phạm vi ảnh hưởng bao trùm cả Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An.

Trọng tâm chịu ảnh hưởng của bão gồm các tỉnh thành Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình với cường độ gió bão mạnh cấp 9-10, sâu hơn trong đất liền có thể đạt cấp 7-8, giật cấp 10. Thời gian gió mạnh nguy hiểm nhất trên đất liền từ trưa và chiều 18/7.

Các đơn vị thoát nước thành phố Hà Nội triển khai phương án phòng, chống úng ngập đô thị

Hà Nội gió mạnh, mưa to đến rất to

Tại Hà Nội, Đài Khí tượng thủy văn khu vực Đồng bằng Bắc Bộ dự báo, từ đêm nay đến ngày 20-7 có mưa, mưa vừa, sau có mưa to đến rất to và dông; lượng mưa tại khu vực trung tâm và phía Bắc thành phố 180-280mm, có nơi cao hơn 300mm, phía Tây và phía Nam 150-250mm, có nơi cao hơn 250mm. Các đơn vị, địa phương của Hà Nội cần đề phòng nguy cơ xảy ra ngập úng các khu đô thị, vùng trũng thấp...

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó Trưởng ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội Nguyễn Xuân Đại đã ký ban hành Công điện số 02-CĐ-BCH hồi 22h18 ngày 16-7 đề nghị các sở, ngành, quận, huyện, thị xã: Theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, tình hình thời tiết, thiên tai, mưa lớn, lũ, lũ quét, sạt lở đất trên các phương tiện thông tin đại chúng; thông tin cảnh báo kịp thời đến người dân để chủ động phòng tránh.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo đoạn clip từ camera nhà dân trên đường Nguyễn An Ninh, TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ghi lại, trong lúc chơi bóng trên vỉa hè, một cháu bé đã vô tình để quả bóng lăn ra lòng đường gây tai nạn nghiêm trọng cho người đi đường.

Tại những thành phố lớn như Hà Nội, lượng phương tiện đông, nên việc các xe tùy tiện "điền vào chỗ trống", đi sai làn đường là điều không hiếm gặp trên đường.

Hàng trăm người dân Đồng Nai đã có mặt tại ga Biên Hòa vào rạng sáng 20/4 để đón chào đoàn tàu đặc biệt chở các chiến sĩ trong đội hình Nghi lễ của Quân đội hành quân từ Bắc vào Nam.

Bằng việc nhìn thẳng vào sự thật, không né tránh, cầu thị trong việc khắc phục những sai sót, ngành Đăng kiểm đang từng bước lấy lại niềm tin của người dân và cộng đồng doanh nghiệp.

UBND TP Hà Nội đã phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án xây dựng cầu vượt qua nút giao đường Lê Trọng Tấn, Hà Đông và Quốc lộ 6. Với quy mô 4 làn xe, dài gần 900m, cầu vượt thép được xây dựng theo hướng đường Lê Trọng Tấn - đường Văn Khê. Tổng mức đầu tư dự kiến là gần 880 tỷ đồng, thực hiện trong giai đoạn 2026-2028.

Bằng việc nhìn thẳng vào sự thật, cầu thị trong việc khắc phục những sai sót, ngành đăng kiểm đang từng bước lấy lại niềm tin của người dân và cộng đồng doanh nghiệp.