Chiến công trên đồi D1, Tượng đài Chiến thắng hôm nay

Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ là công trình văn hóa, nghệ thuật mang đậm giá trị lịch sử, tôn vinh đúng tầm ý nghĩa to lớn về một chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Trong những ngày hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, nơi đây thu hút nhiều du khách...

Ngày 30/3/1954, đợt đánh thứ 2 trong Chiến dịch Điện Biên Phủ bắt đầu, trong đó cứ điểm D1 là mục tiêu trọng tâm. Bởi đây là bức tường phòng ngự, che chở cho trung tâm Tập đoàn cứ điểm của quân Pháp. Sau 2 ngày chiến đấu, quân ta đã hoàn toàn làm chủ được cứ điểm này, sau đó giữ vững trận địa và yểm trợ cùng các đơn vị khác tiêu diệt các cứ điểm còn lại, mở đường cho những trận thắng liên tiếp của chiến dịch.

Nhớ lại những ngày tháng hào hùng đó, chiến sĩ Điện Biên Trần Đình Tường (xã Tùng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Nghệ An) xúc động chia sẻ: "Trận đánh Đại đoàn 312 rất ác liệt, khi mở màn ở đây quân ta xác định tất cả để chiến thắng cùng những vất vả, hi sinh, nhưng ai cũng quyết tâm giải phóng Điện Biên. Tượng đài Chiến thắng của rất nguy nga, rất đẹp, thu hút nhiều du khách khách bốn phương tới đây đây thắp hương, tưởng nhớ đến công ơn của người chiến sĩ đã nằm lại mảnh đất này".

Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ nằm uy nghi, sừng sững trên đồi D1 - ngọn đồi cao nhất thành phố Điện Biên Phủ.

Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ khánh thành vào năm 2004. Tượng đài có chiều cao 12,6m, dựng trên bệ cao 3,6m, gồm 12 thớt (có những thớt nặng 40 tấn), được đúc bằng 217 tấn đồng nguyên chất. Đây là cụm tượng đài bằng đồng cao, to và nặng nhất Việt Nam hiện nay. Mẫu tượng đài để thi công là tác phẩm của nhà điêu khắc Nguyễn Hải. Ông từng là lính của Tiểu đoàn 307 lừng danh. Công trình Tượng đài Chiến thắng Điện Biên là điểm đến của chiến thắng và hòa bình.

Tới tham quan, thắp hương tại Tượng đài Chiến thắng Điện Biên, ông Dương Quốc Định, du khách đến từ thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ: “Đây là lần đầu tiên tôi đến mảnh đất Điện Biên, cũng đã từng đi thăm một vài tượng đài nhưng tôi thấy Tượng đài Chiến thắng Điện Biên ở một vị thế rất đẹp và nó có ý nghĩa lịch sử là cứ điểm D1, đồng thời là địa điểm giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ”.

Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ nằm uy nghi, sừng sững trên đồi D1 - ngọn đồi cao nhất thành phố Điện Biên Phủ. Từ tượng đài có thể quan sát toàn cảnh TP Điện Biên Phủ từ trên cao với tầm bao quát rộng lớn. Cùng với Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ, các di tích lịch sử khác như: Cầu Mường Thanh, Đồi A1, Hồng Cúm, Him Lam… là minh chứng cho sự tồn tại phát triển bền vững của mảnh đất Điện Biên Phủ anh hùng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam đã trở thành tâm điểm chú ý của thế giới khi tiến hành cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy và linh hoạt giải quyết các thách thức kinh tế.

Phó Thủ tướng Mai Văn Chính giao Bộ Quốc phòng xây dựng Đề án diễu binh, diễu hành tại Quảng trường Ba Đình nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9.

Hà Nội đang lấy ý kiến cử tri về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã mới cũng như dự kiến tên gọi của các đơn vị hành chính mới. Hầu hết người dân rất phấn khởi, đồng thuận với phương án được đưa ra lấy ý kiến.

Không chỉ là một chương trình nghệ thuật, “Ký ức để lại” còn là lời tri ân sâu sắc đối với các thế hệ chiến sĩ Công an nhân dân đã hi sinh vì nền hòa bình của đất nước.

Hà Nội đang lấy ý kiến cử tri về phương án sắp xếp, đặt tên đơn vị hành chính cấp xã sau sáp nhập, nhằm hoàn thiện đề án trình Chính phủ trước ngày 1/5.

Thắng lợi vĩ đại của cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 là minh chứng khẳng định đường lối cách mạng của Đảng, là thắng lợi của sức mạnh chiến tranh nhân dân.