Chiếc trực thăng chở Bác trong các chuyến công tác
Chiếc máy bay trực thăng Mi-4 là phương tiện mà Liên Xô đã tài trợ cho Việt Nam vào năm 1958. Vào thời điểm đó, ba chiếc máy bay Mi – 4 được tài trợ chính là vốn liếng quý giá của Không quân Nhân dân Việt Nam những ngày đầu thành lập. Đồng thời, loại máy bay này cũng là phương tiện mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và lãnh đạo Chính phủ nước ta sử dụng trong nhiều chuyến công tác.

Mi-4 là loại máy bay trực thăng vận tải hạng nặng quân sự và dân sự của Liên Xô, xuất hiện lần đầu vào năm 1952 do nhà máy Mil Moscow thiết kế phát triển và được sản xuất số lượng lớn lên đến 4.000 chiếc trong khoảng từ năm 1951-1979. Ngoài vai trò vận tải, Mi-4 còn có khả năng đảm nhiệm nhiều vai trò khác như cứu hộ cứu nạn, chữa cháy, nghiên cứu khoa học. Thậm chí ở phiên bản vũ trang, chiếc máy bay này còn có thể mang theo đạn phản lực và tên lửa dẫn đường.
Mi-4 được thiết kế với chiều dài 16,8m, chiều cao 4,4m, trọng lượng rỗng là 5,1 tấn và trọng lượng cất cánh tối đa lên đến 7,5 tấn. Chiếc máy bay được trang bị động cơ 1675 mã lực, tạo ra vận tốc cực đại là 185km/h; tầm bay 500km và trần bay là 5,000m. Trên thực tế, trực thăng Mi-4 có thể cùng lúc vận chuyển 16 binh sĩ cùng đầy đủ vũ khí hoặc một khẩu pháo nhỏ. Khoang hành khách của chiếc phi cơ này được thiết kế với hai tầng kíp lái, chính vì vậy, nếu muốn vào cabin sẽ phải leo bằng thang từ khoang hành khách.

Không chỉ là một trong những chiếc máy bay trực thăng thành công nhất trong lịch sử phát triển phương tiện bay của Liên Xô thời bấy giờ. Mi-4 còn có vai trò rất quan trọng với Không quân Nhân dân Việt Nam. Đây cũng là phương tiện mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và lãnh đạo Chính phủ nước ta sử dụng trong nhiều chuyến công tác suốt nhiều năm liền.


Có thể ví trực thăng vận tải Mi-4 cùng với những chiếc máy bay chiến đấu khác cũng giống như những "người lính" trực tiếp trên chiến trường, từ việc tham gia chiến đấu, chở hàng phục vụ kháng chiến đến việc tháp tùng Bác Hồ trong nhiều chuyến công tác quan trọng.


Ngành đường sắt sẽ chạy tăng thêm nhiều chuyến tàu trên các tuyến đảm bảo phục vụ nhân dân đi lại dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5, đồng thời sẽ giảm giá vé cho các đối tượng chính sách xã hội.
Nghị định số 89/2025/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành cho phép nhập khẩu máy bay COMAC do Trung Quốc sản xuất để khai thác tại Việt Nam. Vậy loại máy bay này có gì đặc biệt?
Các chuyến bay giữa TP.HCM và Vân Đồn của hãng Vietnam Airlines dự kiến từ ngày 17/4 sẽ chuyển sang nhà ga T3.
Hãng Vietjet Air đã đề xuất khai thác các chuyến bay thẳng tới Côn Đảo sử dụng máy bay Comac ARJ21 của Trung Quốc, bắt đầu từ ngày 15/4.
Boeing 747-8 là chiếc chuyên cơ chở Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sang thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam trong hai ngày 14-15/4.
Tổng thị trường vận chuyển hàng không trong quý I/2025 đạt hơn 20,7 triệu khách (tăng 9,2% so với cùng kỳ); trong đó, nội địa hơn 9 triệu khách (tăng 5,4%) và quốc tế hơn 11,7 triệu khách (tăng 12,3%).
0