Chi tiết bộ máy mới Viện Kiểm sát nhân dân tối cao

Theo báo cáo kết quả nghiên cứu, rà soát của Ban Cán sự Đảng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, các đơn vị được đề nghị sáp nhập, kết thúc hoạt động đều là những đơn vị có chức năng nhiệm vụ tương đồng.

Chiều 7/2, với 100% đại biểu có mặt tán thành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về tổ chức bộ máy của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

Tờ trình của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao nêu rõ: Kết thúc hoạt động, sáp nhập và sắp xếp lại một số đơn vị cấp Vụ thuộc Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có chức năng, nhiệm vụ tương đồng hoặc có quy mô không lớn.

Cụ thể, sáp nhập Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án kinh tế (Vụ 3) và Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án tham nhũng, chức vụ (Vụ 5); tên đơn vị sau sáp nhập là “Vụ công tố và kiểm sát điều tra án kinh tế, tham nhũng”.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu. Ảnh: TTXVN.

Đồng thời, kết thúc hoạt động của Vụ Thi đua - Khen thưởng, chuyển nhiệm vụ về Văn phòng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; sáp nhập Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội (T2) và Trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát tại Thành phố Hồ Chí Minh (T3); tên đơn vị sau sáp nhập là “Trường Đại học Kiểm sát”, có phân hiệu Trường Đại học Kiểm sát tại Thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở xây dựng đề án cơ cấu lại Trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát tại Thành phố Hồ Chí Minh thành “Phân hiệu Trường Đại học Kiểm sát tại Thành phố Hồ Chí Minh”.

Theo tờ trình, cơ cấu, sắp xếp lại hai đơn vị Vụ Pháp chế và quản lý khoa học và đơn vị Tạp chí Kiểm sát thành hai đơn vị: Vụ Pháp chế và Viện Khoa học kiểm sát.

Một số đơn vị cấp vụ thuộc Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có tên đơn vị khá dài, chưa có tính khái quát cao, như “Vụ kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật”; “Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án xâm phạm hoạt động tư pháp, tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp" nên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị chỉnh sửa tên của một số đơn vị đảm bảo ngắn gọn, khái quát, vẫn giữ nguyên chức năng nhiệm vụ của đơn vị và có tính tương đồng nhất định với Tòa án nhân dân tối cao và Bộ Công an.

Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga cho biết, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn bộ máy làm việc của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao là có căn cứ, bảo đảm thể chế hóa Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả", Kết luận số 09-KL/BCĐ và Công văn số 21-CV/BCĐ của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết thực hiện Nghị quyết 18, đồng thời, thực hiện đúng thẩm quyền, thủ tục quy định tại khoản 3 Điều 63 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014.

Quang cảnh phiên họp. Ảnh: TTXVN.

Thường trực Ủy ban Tư pháp nhận thấy, theo báo cáo kết quả nghiên cứu, rà soát của Ban Cán sự Đảng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, các đơn vị được đề nghị sáp nhập, kết thúc hoạt động đều là những đơn vị có chức năng nhiệm vụ tương đồng; các đơn vị được đề nghị cơ cấu, sắp xếp lại tổ chức bộ máy đều nhằm đáp ứng các nhu cầu đặc biệt và hết sức cần thiết của ngành kiểm sát nhân dân.

Bộ Chính trị cũng có ý kiến "cơ bản nhất trí với việc rà soát, sắp xếp, cơ cấu lại tổ chức bộ máy trong ngành Kiểm sát nhân dân". Do đó, Thường trực Ủy ban Tư pháp tán thành tờ trình của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về đề nghị kết thúc hoạt động, sáp nhập và sắp xếp lại một số đơn vị cấp vụ thuộc Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

Thường trực Ủy ban cũng tán thành đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về việc chỉnh sửa tên của một số đơn vị, đảm bảo ngắn gọn, khái quát nhưng vẫn thể hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.

Theo TTXVN

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thường vụ Quốc hội đề nghị thể chế hóa quy định của Bộ Chính trị về việc không bầu chủ tịch, phó chủ tịch tỉnh mà chỉ định, bổ nhiệm sau khi sáp nhập đơn vị hành chính.

Ban Chỉ đạo của Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp vừa có công văn hướng dẫn tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã.

Lực lượng chức năng đang làm rõ vụ ô tô đầu kéo bốc cháy trên đường Khuất Duy Tiến, Hà Nội vào tối 20/4.

Hiện nay, không ít người nổi tiếng, người có ảnh hưởng trên mạng xã hội đã bị các trang mạo danh để lừa đảo bán hàng nhằm trục lợi.

Hệ thống 600 cụm camera giám sát, xử phạt vi phạm giao thông tại Hà Nội đã góp phần tích cực trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

UBND thành phố Hà Nội vừa phê duyệt phương án thi tuyển kiến trúc cầu Ngọc Hồi nối huyện Thanh trì và tỉnh Hưng Yên.