Chây ì thanh toán tiền thuê 'đất vàng'
Thanh tra TP.HCM mới đây đã chỉ rõ, ba doanh nghiệp gồm: Công ty Cổ phần Thực phẩm sản xuất và Thương mại Sài Gòn 1, Công ty Cổ phần Dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Tổng hợp II đã thuê 6 địa chỉ đất vàng thuộc tài sản công tại Quận 1 nhưng chây ì, nợ đọng tiền thuê nhà trong nhiều năm, lên tới hơn 20 tỷ đồng. Đây chỉ là 3 doanh nghiệp trong số hàng trăm khách hàng đang thuê các mặt bằng nhà, đất công do Công ty TNHH MTV Dịch vụ Công ích Quận 1 quản lý.
Ngoài buông lỏng quản lý để cho khách thuê nợ đọng làm thất thoát ngân sách, Công ty TNHH MTV Dịch vụ Công ích Quận 1 còn sai phạm về đơn giá cho thuê theo cơ chế tự thỏa thuận, không đấu giá công khai, minh bạch; cơ cấu đơn giá không tính các chi phí phục vụ công tác quản lý, duy tu, bảo dưỡng; lợi nhuận không bảo đảm tuân theo quy định tại khoản 5 Điều 6 Luật Quản lý tài sản công 2017. Đây là nội dung trong Kết luận số 408 của Thanh tra TP.HCM.
Đáng nói, đến nay đã hết hạn hợp đồng thuê, nhưng các doanh nghiệp vẫn chiếm giữ các địa chỉ nhà, đất, điển hình như địa chỉ 80 Nguyễn Huệ, 131 đường Calmette, 140 Bùi Thị Xuân và 212/1 Nguyễn Trãi. Thậm chí ngoài tiền thuê nhà, các doanh nghiệp này còn nợ cả tiền thuê đất là hơn 15,4 tỷ đồng.
Luật sư Hà Hải, Phó Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP.HCM cho rằng: “Cách thức tiến hành ký các hợp đồng dịch vụ cho thuê là ngắn hạn, thậm chí là không đúng quy định pháp luật, cho nên việc thực hiện cho thuê mướn như vậy ngoài gây thất thoát lãng phí, nó còn dẫn đến hậu quả là có thể một số doanh nghiệp tư nhân và cá nhân cố tình chiếm giữ tài sản của Nhà nước”.
Hiện Công ty Dịch vụ Công ích Quận 1 đã phải nộp đơn khởi kiện tại Tòa án Nhân dân Quận 1 với hy vọng có thể lấy lại được tài sản “đất vàng” và tiền mà các bên thuê đã chiếm giữ.
Kết luận thanh tra đã chỉ rõ trách nhiệm và các vi phạm trên thuộc về Công ty Dịch vụ Công ích Quận 1, tuy nhiên, dư luận vẫn đang trông đợi các công tác “hậu” kết luận thanh, kiểm tra, thu hồi công sản sẽ được TP.HCM xử lý một cách triệt để, hiệu quả, tránh gây thất thoát, lãng phí.


Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam - Co-opBank, tiền thân là Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương đã tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập (1995-2025) vào sáng 19/4 tại Hà Nội.
Chính phủ Hàn Quốc vừa đề xuất ngân sách bổ sung 12.200 tỷ won (gần 8,6 tỷ USD) nhằm bình ổn giá cả và hỗ trợ các ngành công nghiệp chủ chốt.
Giới chuyên gia khuyến nghị nhà đầu tư nên thận trọng trong giai đoạn chờ kết quả đàm phán của Chính phủ về chính sách thuế đối ứng với Mỹ vào ngày 9/7 tới.
FiinGroup cho rằng, trong giai đoạn nhiều biến động như hiện nay, việc lựa chọn cổ phiếu cần dựa trên ba yếu tố then chốt.
Cổ phiếu VIC bị nhà đầu tư ngoại bán ròng mạnh với khối lượng 61,87 triệu đơn vị, giá trị bán ròng tương ứng đạt 4.446 tỷ đồng.
Ngân hàng Nhà nước và Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã tổ chức hội thảo góp ý dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng, qua đó hướng đến gỡ nút thắt nợ xấu.
0