Châu Âu 'chữa cháy' ở London: Cái khó chưa ló cái khôn

Cuộc gặp của lãnh đạo một số quốc gia thành viên EU và NATO ở London (Anh) đã thêm phần ý nghĩa, sau cuộc khẩu chiến giữa Tổng thống Mỹ và Tổng thống Ukraine ở Nhà Trắng.

Hội nghị thượng đỉnh London không đơn thuần là động thái tiếp nối cuộc gặp cấp cao tương tự được Tổng thống Pháp Emmanuel Macron chủ trì ở Paris (Pháp) trước đó. Thực chất, đây là sự khởi đầu của quá trình châu Âu buộc phải vượt lên chính mình về đảm bảo an ninh cho châu lục và cho Ukraine, định hình lại mối quan hệ của châu lục với Mỹ trên mọi phương diện và tìm cách giúp Ukraine không bị Nga "đẩy vào chân tường" trong cuộc chiến. Nhất là khi chính quyền mới ở Mỹ không còn mặn mà với việc tiếp tục "chống lưng" cho Ukraine, không cảm thấy có trách nhiệm giải cứu Ukraine và nghĩa vụ cùng EU và NATO đối địch Nga, thậm chí chủ động xích lại gần Nga.

Sau những gì đã xảy ra liên quan đến các bước đi của chính quyền mới ở Mỹ, các đồng minh không còn cho rằng Mỹ là đồng minh chiến lược tin cậy của họ, không còn xứng đáng là cường quốc lãnh đạo khối phương Tây đối với họ. Sự bất đồng quan điểm không chỉ liên quan đến quan điểm chính sách, lợi ích và ưu tiên hành động mà còn tới hệ giá trị. Các đồng minh và đối tác của Mỹ ở châu Âu không chuẩn bị kịp thời và thoả đáng cho tình thế này, do đó gặp khó khăn và khó xử với Mỹ chưa từng thấy kể từ gần trăm năm nay.

Tục ngữ có câu "Trong cái khó ló cái khôn" nhưng cuộc gặp ở London cho thấy tình thế hiện tại của các đồng minh của Mỹ ở châu Âu lại là "cái khó bó cái khôn" và "trong khó vẫn chưa thấy ló cái cần có". Một khi khó khăn càng lớn và khó xử càng nhiều, châu Âu càng cần thống nhất quan điểm thật sự và phối hợp hành động hiệu quả.

Tuy nhiên, hiện tại, nội bộ châu Âu chưa được thống nhất nên không thể phối hợp hành động. Các nước có quan điểm khác nhau về xử lý quan hệ với Mỹ ở thời ông Trump cầm quyền, về quan hệ với Nga hiện tại cũng như trong tương lai và về hậu thuẫn Ukraine.

Châu Âu chưa biết lấy đâu ra tiền để hậu thuẫn Ukraine nếu Mỹ buông bỏ. Châu Âu tính đến việc sử dụng tài sản của Nga ở nước ngoài bị phong tỏa, nhưng phải lường đến mọi hệ luỵ vô cùng tai hại về chính trị và pháp lý quốc tế, nên dẫu muốn cũng chưa thể dám.

Châu Âu tính đến việc đưa quân đội đến gìn giữ hòa bình ở Ukraine, nhưng nếu không có bảo hộ an ninh của Mỹ sẽ không dám. Châu Âu không biết sẽ ra sao với việc chính quyền mới ở Mỹ xích lại gần Nga? Châu Âu biết phải tự tăng cường sức mạnh quân sự nhưng không biết tăng đến mức độ nào mới đủ? Tất cả những bài toán khó này chưa có được lời giải thỏa đáng tại sự kiện lớn ở London vừa qua.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Trong bài phát biểu đầu tiên trước công chúng, Đức Giáo hoàng Leo XIV đã lên tiếng kêu gọi các cường quốc thế giới cùng chung tay hướng tới hòa bình, chấm dứt các cuộc xung đột đẫm máu đang diễn ra trên toàn cầu.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan xác nhận, Ankara sẵn sàng tổ chức các cuộc đàm phán trực tiếp giữa Nga và Ukraine, sau đề xuất của Tổng thống Nga Vladimir Putin về việc nối lại đối thoại tại Istanbul.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 11/5 tuyên bố, nước này sẵn sàng đối thoại trực tiếp với Nga nhằm tìm giải pháp chấm dứt xung đột, song nhấn mạnh điều kiện tiên quyết là một lệnh ngừng bắn kéo dài ít nhất 30 ngày.

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 11/5 đã chính thức đề xuất Ukraine nối lại các cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, vào ngày 15/5, không kèm theo bất kỳ điều kiện tiên quyết nào.

Ấn Độ và Pakistan ngày 10/5 đã bất ngờ đồng ý ngừng bắn, vào thời điểm các cuộc tấn công “ăn miếng trả miếng” giữa hai bên đang leo thang đến mức nguy hiểm.

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 11/5 đã chính thức đề xuất Ukraine nối lại các cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) vào ngày 15/5, không kèm theo bất kỳ điều kiện tiên quyết nào.