CEO Homes Hana Garden City chậm tiến độ 16 năm
Công trường cửa đóng then cài, những hạng mục thi công dang dở, cỏ dại um tùm... Khu đất đắc địa giữa trung tâm huyện Mê Linh đang bị bỏ mặc.
Dự án CEO Homes Hana Garden City do Công ty trách nhiệm hữu hạn CEO quốc tế - Công ty con của CEO group làm chủ đầu tư. Quy mô dự án này gồm 40 căn biệt thự, 528 căn liền kề và khu nhà ở xã hội cùng hàng chục tiện ích, tổng mức đầu tư 1.400 tỷ đồng. Suốt 16 năm qua, 20,3ha đất thuộc các xã Mê Linh, Đại Thịnh, Tráng Việt, Văn Khê không được sử dụng, gây lãng phí.
Ngoài dự án Ceo Hana Garden City, tại huyện Mê Linh còn có 64 dự án chậm triển khai. Để gỡ vướng, huyện đã phân loại thành 8 nhóm khác nhau. Trong đó, huyện đề nghị Thành phố ưu tiên gỡ vướng, thực hiện giao đất từng phần cho 13 dự án thuộc nhóm “Dự án đang triển khai thực hiện công tác GPMB (hoặc đã GPMB xong một phần nhưng đến nay đang ngừng thực hiện)”, bao gồm cả dự án CEO Homes Hana Garden City.

Năm 2023, Sở Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì, rà soát, tham mưu UBND Thành phố xem xét, tháo gỡ thủ tục giao đất, cho thuê đất đối với dự án này, sau khi được chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất lúa. Những tưởng vướng mắc được tháo gỡ, dự án sẽ khởi động, nhưng một năm nay đất vẫn bỏ hoang.
Chuyên gia đô thị Đinh Quốc Thái đánh giá: “chúng ta hãy nhìn nhận là những dự án treo đấy đến từ rất là nhiều nguyên nhân. Mỗi dự án lại có những nguyên nhân khác nhau, mà đó cũng là bài toán nan giải mà các nhà quản lý đang phải từng bước thực hiện, vì mỗi một dự án có một tính pháp lý khác nhau và đã liên quan đến tính pháp lý thì phải xử lý một cách thận trọng, từng bước và đưa ra những giải pháp, nếu có điều chỉnh, thay đổi thì cũng phải là giải pháp căn cơ, thận trọng, để tránh việc thay đổi rồi nhưng vẫn chưa phù hợp thì sẽ gây ra sự phức tạp".
Có nhiều nguyên nhân khiến dự án chậm triển khai. Phần lớn trong đó là những vướng mắc về pháp lý, phải điều chỉnh nhiều lần, mất thời gian. Luật Đất đai có hiệu lực được kỳ vọng sẽ giải quyết vướng mắc, để hạn chế, tiến tới xóa bỏ các dự án “treo”.


Bộ Xây dựng vừa thông báo kết quả kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện chỉ tiêu nhà ở xã hội hoàn thành năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ giao trên địa bàn các tỉnh: Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nam, Quảng Ninh, Quảng Nam, Thành phố Huế.
Sáng 19/4, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội phối hợp với Công ty đấu giá hợp danh Nhất An Phú tổ chức đấu giá 19 thửa đất tại thị trấn Chúc Sơn với 550 hồ sơ tham gia.
Chính phủ vừa ban hành nghị định quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất, có hiệu lực từ đầu năm 2025. Theo đó, Nhà nước sẽ tiến hành thu hồi tài sản công là nhà, đất đối với trường hợp bị bỏ hoang quá 12 tháng.
Khi tiến hành sáp nhập các tỉnh thành, nhiều người lo ngại phải làm lại các giấy tờ, đặc biệt là sổ đỏ. Trước băn khoăn đó, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã có hướng dẫn cụ thể.
Ba trụ sở cơ quan nằm trên đường Tô Hiệu, quận Hà Đông đã bị bỏ hoang 17 năm kể từ thời điểm tỉnh Hà Tây sáp nhập vào thành phố Hà Nội. Việc sử dụng không hiểu quả quỹ đất công hàng nghìn mét vuông này đang gây lãng phí lớn.
Bộ Xây dựng đề nghị các địa phương dừng lập, thẩm định phê duyệt quy hoạch đô thị từ nay tới tháng 7 – thời điểm Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn sửa đổi có hiệu lực.
0