CCHC vì sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp | Góc nhìn Hà Nội | 30/06/2023

Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ trở thành thành phố văn hiến, văn minh hiện đại, đồng thời tiếp tục nghiên cứu để thí điểm hiệu quả mô hình chính quyền đô thị. Sau 2 năm vận hành, áp dụng để đạt được những mục tiêu trên, Hà Nội xác định đổi mới căn bản, tư duy, hành động cùng với giải pháp quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành. Thành phố tiếp tục cải cách hành chính là nhiệm trọng tâm, liên tục và xuyên suốt để phục vụ tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp. Cùng với việc chú trọng và đổi mới thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông theo hướng hiện đại, qua đó công tác cải cách hành chính của Thủ đô từng bước đáp ứng, mong đợi của người dân và doanh nghiệp. Vấn đề này được chúng tôi đề cập trong chương trình "Góc nhìn Hà Nội" hôm nay.
Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Với thế mạnh kiến trúc phố cổ, di tích văn hóa lịch sử, quận Hoàn Kiếm có tiềm năng di sản văn hóa ẩm thực vô cùng phong phú đa dạng. Vì vậy, nhận diện thương hiệu, xây dựng tiêu chuẩn di sản ẩm thực quận rất quan trọng nhằm phát triển du lịch trên địa bàn.

Trong bối cảnh "thế giới đại thương chiến", cấu trúc kinh tế toàn cầu đang định hình lại. Các quốc gia – đặc biệt là các nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam – đang đứng trước cả thách thức lẫn cơ hội lớn: Làm thế nào để thích ứng? Không chỉ làm sao để "trụ vững" mà nền kinh tế Việt Nam còn có thể tận dụng thời cơ này để tái cấu trúc kinh tế và nâng tầm nội lực.

Cuộc áp thuế đối ứng của Mỹ tiến hành với toàn cầu từ ngày 2/4 được ví như một cuộc chiến tranh thương mại gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới thương mại và kinh tế thế giới. Là một nền kinh tế có độ mở lớn, kim ngạch xuất nhập khẩu bằng 200% tổng sản phẩm quốc nội GDP, Việt Nam cũng chịu không ít thách thức.

Trong những năm qua, chúng ta mới chỉ quan tâm nhiều đến số doanh nghiệp hình thành mới và đóng góp của các doanh nghiệp phát triển cho ngân sách và nền kinh tế. Trong khi đó, có rất nhiều doanh nghiệp âm thầm rút lui khỏi thị trường khi gặp những biến động khách quan, hiện tại vẫn chưa có cơ chế chính sách hiệu quả làm "bà đỡ" cho doanh nghiệp phát triển, hay chí ít là tồn tại thay vì bị khai tử.

Một trong những rào cản của các doanh nghiệp tư nhân là chưa được đối xử bình đẳng so với doanh nghiệp nhà nước, thậm chí doanh nghiệp FDI trong việc tiếp cận cơ hội phát triển, tài nguyên đất đai, vốn, tín dụng…

Mức thuế suất 25% đối với tất cả thép và nhôm nhập khẩu vào Mỹ đã có hiệu lực. Với nhiều hàng hóa khác nhập khẩu từ những đối tác thương mại lớn của Mỹ là Canada và Mexico, mức thuế suất cũng sẽ cao hơn và dự kiến có hiệu lực vào ngày 2/4 tới. Tổng thống Mỹ Donald Trump còn đe dọa sẽ áp dụng thuế quan "có đi có lại" trên toàn cầu đối với tất cả các đối tác thương mại của Mỹ.