Cầu Vĩnh Tuy 2 được bàn giao về Sở GTVT quản lý
Cụ thể, Dự án cầu Vĩnh Tuy - Giai đoạn 2 bao gồm: Cầu chính, cầu dẫn, đường đầu cầu, điện chiếu sáng bên trong dầm hộp, tổ chức giao thông... sẽ do Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội quản lý.
Sở GTVT Hà Nội có trách nhiệm quản lý, khai thác, bảo trì công trình theo quy định; tổ chức thẩm định, phê duyệt dự toán bổ sung khối lượng công tác quản lý, bảo trì công trình vào gói thầu quản lý, bảo trì hệ thống hạ tầng giao thông theo địa bàn quản lý.

Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố - chủ đầu tư dự án - có trách nhiệm phối hợp với Sở GTVT bàn giao tài sản hình thành từ dự án đầu tư để đưa công trình vào quản lý, khai thác theo quy định; bàn giao đầy đủ hồ sơ pháp lý, hồ sơ hoàn công, quy trình bảo trì (nếu có) và các tài liệu có liên quan của dự án đầu tư.


UBND thành phố Hà Nội yêu cầu tạm dừng thực hiện các dự án trụ sở chưa khởi công, đồng thời đẩy nhanh tiến độ, khẩn trương hoàn thành thành quyết toán các dự án trụ sở đã hoàn thành hoặc đã bàn giao đưa vào sử dụng.
Ban quản trị, ban quản lý tòa nhà chung cư SDU (143 Trần Phú, Hà Đông, TP. Hà Nội) đã phối hợp với Công ty nước sạch Hà Đông để khắc phục sự cố nước bẩn, cung cấp nước sinh hoạt cho cư dân trong quá trình triển khai cải tạo bể ngầm.
Ngày 19/4, Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh đã có văn bản gửi UBND các quận, huyện, thị xã về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến Nhân dân và tổ chức kỳ họp HĐND các cấp.
30 quận, huyện, thị xã của thành phố Hà Nội đã trình phương án dự kiến sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã lên UBND thành phố. Dự kiến, Hà Nội sẽ còn 126 xã, phường so với 526 đơn vị hành chính cấp xã hiện tại.
Năm 2025, Hà Nội sẽ hoàn thành mạng lưới nước sạch đến tất cả các xã, phường, thị trấn.
Quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) từ 18 phường sẽ sắp xếp thành 2 đơn vị hành chính cơ sở. Ngay trong ngày 19/4, các phường đã tiến hành việc lấy ý kiến người dân tại thôn, tổ dân phố về chủ trương này.
0