Cảnh giác các trang web giả, lừa bán vé xem ca nhạc

Hiện nay, hầu hết những nhà tổ chức các chương trình ca nhạc lớn trong nước đều đã thực hiện việc bán vé qua hình thức trực tuyến trên các website hoặc ứng dụng. Tuy nhiên, việc làm này cũng đã bị một số đối tượng lợi dụng để lừa đảo chiếm đoạt tiền, tài sản của người dân.

Ngay từ khi biết thông tin nhóm nhạc Westlife sẽ tổ chức show diễn tại Việt Nam vào tháng 11 này, nắm bắt được tâm lý người tiêu dùng nên nhiều trang web đã giả mạo với hình thức, giao diện tương tự trang bán vé chính thức.

Anh Nguyễn Hồng Hào – thành viên hỗ trợ cộng đồng, dự án chống lừa đảo chia sẻ: "Kẻ xấu tạo ra vé giả, hoặc mã QR code không có hiệu lực, đến khi người dân đến sân thì không vào được. Kẻ xấu cũng có thể dùng hình thức dán đè QR ví dụ như QR code lúc show cho người dùng vẫn là vé thật, nhưng lúc bán cho người dùng thì lại xé dán đó ra”.

Trước thực trạng này, ngay sau khi mở bán vé chính thức show diễn Westlife, Cục An toàn thông tin đã xử lý, ngăn chặn hàng loạt website giả mạo bán vé với tên miền, giao diện khá giống website đã đăng ký hoạt động.

Bên cạnh đó, nếu không cẩn thận, người hâm mộ có thể bị các đối tượng lừa đảo bằng thủ đoạn mạo danh. Thực tế đã có nhiều vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản thành công bằng hình thức này. Chỉ đến khi sự kiện diễn ra qua cổng kiểm vé họ mới biết mình bị lừa. 

“Kẻ xấu có thể tạo ra các website giả mạo tương tự đơn vị bán vé đấy và dụ dỗ người dùng ấn vào website và tin tưởng đó là website chính thống và tiến hành mua vé chuyển tiền, lúc đó người dùng sẽ bị chiếm đoạt tiền. Thứ hai kẻ xấu có thể giả mạo các đơn vị phát hành bán vé có thể tạo ra các tài khoản Facebook, Fanpage dưới tên là các tổ chức bán vé, lừa người dùng mua vé thông qua các tài khoản này”, anh Nguyễn Hồng Hào cho biết thêm.

Chiêu trò lừa đảo giả mạo các trang web bán vé show lớn, du lịch giá rẻ không phải là mới. Tuy nhiên theo cơ quan chức năng việc phát hiện và bắt giữ các đối tượng này gặp nhiều khó khăn. Do chúng sử dụng nhiều tên miền, địa chỉ và tài khoản ảo dẫn đến việc truy bắt nếu không phát hiện sớm thì khi tiền chuyển vào tài khoản sẽ được chuyển sang các tài khoản ở nước ngoài. 

Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết, riêng trong tháng 9, hệ thống cảnh báo, ngăn chặn tên miền độc hại quốc gia đã ngăn chặn triệt để 441 website vi phạm pháp luật, lừa đảo trực tuyến. Cơ quan chức năng của Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã liên tục giám sát, cảnh báo và tổ chức điều phối các doanh nghiệp ngăn chặn các tên miền giả mạo, lừa đảo ngay khi phát hiện. Bộ Thông tin và Truyền thông khuyến cáo người dân không cung cấp thông tin cá nhân cho đối tượng không quen biết; không truy cập, đăng nhập vào các đường dẫn, liên kết, website hoặc mở tệp đính kèm trong thư điện tử đến từ người gửi không xác định.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hiện nay, không ít người nổi tiếng, người có ảnh hưởng trên mạng xã hội đã bị các trang mạo danh để lừa đảo bán hàng nhằm trục lợi.

Trưa 20/4, đại diện Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH - Công an Hà Nội cho biết khoảng 10h21 phút cùng ngày, tại khu vực trước cửa nhà dân trong ngõ 42 Vũ Ngọc Phan, phường Láng Hạ đã xảy ra vụ cháy ô tô.

Công an tỉnh Gia Lai đã triệt phá một đường dây mua bán dâm dưới 18 tuổi quy mô lớn hoạt động qua mạng xã hội, khởi tố 6 bị can.

Dù đang chạy tốc độ cao và đoạn đường không được phép lấn làn, không đảm bảo điều kiện an toàn để vượt nhưng tài xế xe khách vẫn bất chấp vượt lên, suýt gây tai nạn trên cao tốc Nội Bài – Lào Cai.

Cơ quan công an đã bắt 7 đối tượng liên quan trong đường dây mua bán trái phép chất ma tuý do đối tượng Nguyễn Bá Khánh cầm đầu.

Công an TP.HCM đã phát đi cảnh báo về chiêu thức lừa đảo mua bán vé máy bay giá rẻ dịp lễ 30/4.