Cảnh báo ngập úng khu vực Hà Nội
Mưa lớn gây ngập úng nhiều tuyến phố ở thủ đô Hà Nội
Trong 30 phút đến 04 giờ tới (2/8), mây đối lưu tiếp tục phát triển, mở rộng gây mưa rào và dông cho các khu vực kể trên, và có khả năng mở rộng sang các quận/huyện nội thành khác của Hà Nội như: Ba Đình, Tây Hồ, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Long Biên,... Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Trong đợt mưa này, các tuyến phố chỉ ngập trong thời gian xảy ra mưa cường độ lớn và sớm tiêu thoát hết sau khi mưa kết thúc 30 - 60 phút.Các phương tiện tham gia giao thông trên các tuyến phố ngập sẽ bị ảnh hưởng, khó khăn khi di chuyển có thể gây tắc nghẽn cục bộ.

Đáng chú ý một số tuyến phố ở Hà Nội có khả năng ngập sâu hơn với độ sâu từ 20 - 50cm bao gồm: Thụy Khuê (Chu Văn An - Dốc La Pho), Trích Sài (quận Tây Hồ); Cao Bá Quát (đoạn trước Công ty Môi trường đô thị Hà Nội); đường Đội Cấn, Đào Tấn, Liễu Giai, Ngọc Khánh, Cao Bá Quát... (quận Ba Đình); Minh Khai (chân cầu Vĩnh Tuy), Vân Hồ, Nguyễn Công Trứ, Ngã 5 Bà Triệu, Lò Đúc... (quận Hai Bà Trưng); Vương Thừa Vũ, Quan Nhân, Nguyễn Tuân, Nguyễn Trãi, Bùi Xương Trạch, Cự Lộc, Triều Khúc, Lương Thế Vinh, Nguyễn Huy Tưởng, Định Công, Ngõ 192 Lê Trọng Tấn...(quận Thanh Xuân); Ngã tư Phan Bội Châu - Lý Thường Kiệt, ngã năm Đường Thành - Bát Đàn - Nhà Hỏa (quận Hoàn Kiếm); Dương Đình Nghệ, Phạm Hùng, Tôn Thất Thuyết, Nam Trung Yên, Hoa Bằng (quận Cầu Giấy); Giải Phóng, Tân Mai, Nguyễn Xiển, Nguyễn Chính, Trương Định, Linh Đàm, Lĩnh Nam... (quận Hoàng Mai); Mỗ Lao, khu đô thị Văn Phú, Lê Trọng Tấn, ngã 3 Quang Trung - Phan Đình Giót, bến xe Yên Nghĩa (quận Hà Đông); Phố Ngọc Lâm, Hoàng Như Tiếp, Ngã tư Đàm Quang Trung - Cổ Linh, Nguyễn Văn Cừ (quận Long Biên).
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biêt, từ ngày 02/8 đến đêm 03/8, ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vừa, mưa to, cục bộ có mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 60-120mm, có nơi trên 200mm; khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa vừa, mưa to, cục bộ có mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 50-100mm, có nơi trên 150mm (thời gian mưa tập trung vào chiều và đêm).
Ở khu vực từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa 10-30mm, có nơi trên 50mm (mưa dông tập trung vào chiều và đêm).
Ở các tỉnh miền núi như Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai và Gia Lai, tiếp tục có mưa với lượng mưa tích lũy phổ biến từ 20-40mm, có nơi trên 60mm. nguy cơ cao xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc, đặc biệt các huyện: Mường Chà, Mường Nhé (Điện Biên); Phong Thổ, Nậm Nhùn, Mường Tè, Tam Đường (Lai Châu); Bát Xát, Bắc Hà (Lào Cai); Ia Grai, Chư Prông ( Gia Lai).
Các địa phương chủ động ứng phó mưa lớn, đề phòng lũ quét, sạt lở đất
Do tác động của mưa lớn, đề phòng nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng tại các khu vực trũng, thấp. Đề phòng mưa với cường độ lớn trong một thời gian ngắn gây ngập úng tại các khu đô thị. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, và gió giật mạnh.
Lũ quét, sạt lở đất có thể gây tác động rất xấu đến môi trường, uy hiếp tính mạng của người dân; gây tắc nghẽn giao thông cục bộ, làm ảnh hưởng tới quá trình di chuyển của các phương tiện; phá hủy các công trình dân sinh, kinh tế gây thiệt hại cho các hoạt động sản xuất, hoạt động kinh tế- xã hội.

Để chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do mưa lớn và nguy cơ xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, các tỉnh, thành phố nêu trên cần theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, thông tin kịp thời, đầy đủ đến các cấp chính quyền, người dân biết để chủ động phòng tránh, ứng phó, giảm thiểu thiệt hại.
Các địa phương triển khai lực lượng xung kích kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông, suối, khu vực thấp trũng để chủ động tổ chức di dời, sơ tán người dân khu vực có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt sâu, lũ quét, sạt lở đất.
Các tỉnh, thành phố tổ chức lực lượng kiểm soát, hướng dẫn giao thông, cắm biển cảnh báo, nhất là qua các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết; chủ động bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính khi xảy ra mưa lớn; triển khai các biện pháp tiêu úng, bảo vệ sản xuất, phòng chống ngập úng khu vực đô thị, khu công nghiệp.
Các địa phương chỉ đạo kiểm tra, rà soát, triển khai phương án vận hành, đảm bảo an toàn các hồ chứa và hạ du, đặc biệt là các hồ chứa thủy điện nhỏ, hồ thủy lợi xung yếu; bố trí lực lượng thường trực để vận hành điều tiết và sẵn sàng xử lý các tình huống có thể xảy ra.
Các địa phương tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, Chống Thiên tai, Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố Thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn.
Dự báo, từ ngày 04/8 mưa vừa, mưa to ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có xu hướng giảm dần.


Theo đoạn clip từ camera nhà dân trên đường Nguyễn An Ninh, TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ghi lại, trong lúc chơi bóng trên vỉa hè, một cháu bé đã vô tình để quả bóng lăn ra lòng đường gây tai nạn nghiêm trọng cho người đi đường.
Tại những thành phố lớn như Hà Nội, lượng phương tiện đông, nên việc các xe tùy tiện "điền vào chỗ trống", đi sai làn đường là điều không hiếm gặp trên đường.
Hàng trăm người dân Đồng Nai đã có mặt tại ga Biên Hòa vào rạng sáng 20/4 để đón chào đoàn tàu đặc biệt chở các chiến sĩ trong đội hình Nghi lễ của Quân đội hành quân từ Bắc vào Nam.
Bằng việc nhìn thẳng vào sự thật, không né tránh, cầu thị trong việc khắc phục những sai sót, ngành Đăng kiểm đang từng bước lấy lại niềm tin của người dân và cộng đồng doanh nghiệp.
UBND TP Hà Nội đã phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án xây dựng cầu vượt qua nút giao đường Lê Trọng Tấn, Hà Đông và Quốc lộ 6. Với quy mô 4 làn xe, dài gần 900m, cầu vượt thép được xây dựng theo hướng đường Lê Trọng Tấn - đường Văn Khê. Tổng mức đầu tư dự kiến là gần 880 tỷ đồng, thực hiện trong giai đoạn 2026-2028.
Bằng việc nhìn thẳng vào sự thật, cầu thị trong việc khắc phục những sai sót, ngành đăng kiểm đang từng bước lấy lại niềm tin của người dân và cộng đồng doanh nghiệp.
0