Căng thẳng Ấn Độ - Pakistan: Tình gian trong lý ngay
Đáng chú ý, Ấn Độ ngừng hiệu lực của Hiệp ước Indus Water Treaty chia sẻ sử dụng nguồn nước từ nhiều dòng sông giữa hai nước. Hiệp ước này được hai nước ký kết hồi năm 1960 nhờ tác động trung gian của Ngân hàng thế giới. Hiệp ước có ý nghĩa rất quan trọng đối với cả hai nước, đặc biệt đối với sản xuất nông nghiệp ở Pakistan.
Kể từ thời điểm ký kết hiệp ước đến nay, giữa Ấn Độ và Pakistan đã hai lần xảy ra chiến tranh biên giới thực thụ, năm 1965 và 1971 và một lần đụng độ vũ trang biên giới vào năm 1999. Qua đó, có thể thấy vụ khủng bố vừa rồi ở vùng Kashmir do Ấn Độ kiểm soát nghiêm trọng và tai hại như thế nào đối với mối quan hệ giữa Ấn Độ và Pakistan. Mối bất hoà và căng thẳng lần này sẽ gia tăng vì phía Pakistan chắc chắn sẽ phản ứng đáp trả Ấn Độ theo phương châm "người sao thì ta vậy".
Ấn Độ cáo buộc Pakistan có liên quan đến vụ tấn công khủng bố nhưng không đưa ra bằng chứng cụ thể nào. Phía Pakistan bác bỏ mọi cáo buộc của phía Ấn Độ nhưng cũng không chứng minh cho thiên hạ thấy mọi cáo buộc của phía Ấn Độ không có cơ sở xác thực. Cả hai bên đều có lý do, có cách biện luận riêng và đều có lý bởi đều không chứng minh được phía còn lại sai.
Kashmir là khu vực lãnh thổ tranh chấp chủ quyền giữa Ấn Độ và Pakistan từ thời hai bên lập quốc. An ninh luôn là vấn đề nổi cộm giữa hai bên. Ấn Độ cáo buộc Pakistan dùng người Hồi giáo ở phía Kashmir do Pakistan kiểm soát kích động người Hồi giáo ở vùng Kashmir do Ấn Độ kiểm soát ly khai và chống nhà nước Ấn Độ. Phía Pakistan cho rằng tình hình bất an và bất ổn ở vùng Kashmir do Ấn Độ quản lý là hệ luỵ của chính sách của nhà nước Ấn Độ đối với người Hồi giáo thiểu số ở khu vực này và người Hồi giáo muốn ly khai và chống chính sách của chính phủ Ấn Độ phân biệt đối xử người theo đạo Hồi ở vùng Kashmir.
Bất an và bất ổn ở vùng Kashmir do Ấn Độ kiểm soát luôn có lợi cho Pakistan. Bất an và bất ổn càng tăng và càng kéo dài, càng thêm có lợi cho Pakistan. Trong thách thức an ninh đối với phía Ấn Độ tiềm ẩn những chủ bài đắc dụng cả về đối nội lẫn đối ngoại cho Chính phủ Ấn Độ. Chính phủ Ấn Độ có lý do để tăng cường kiểm soát và quản lý trực tiếp vùng Kashmir, đồng thời luôn có cớ để biện giải cho việc gây và tăng áp lực đối với Pakistan.
Tòa án sơ thẩm của Liên minh châu Âu (EU) hôm 13/5 đã ra phán quyết yêu cầu Ủy ban châu Âu (EC) phải minh bạch hơn trong việc xử lý các tài liệu liên quan đến các hợp đồng mua vaccine COVID-19.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã thị sát cuộc tập trận chiến thuật kết hợp của các lực lượng đặc nhiệm nước này vào ngày 13/5, hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 14/5 đã ám chỉ rằng họ sẽ không tham dự cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp giữa Moscow và Kiev.
Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian tuyên bố Iran sẽ không "cúi đầu trước bất kỳ kẻ bắt nạt nào”, nhằm đáp lại lời chỉ trích của Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với Tehran.
Tổng thống Peru Dina Boluarte đã bổ nhiệm cựu Bộ trưởng Tư pháp Eduardo Arana làm thủ tướng mới của nước này vào ngày 14/5, chỉ một ngày sau khi ông Gustavo Adrianzen từ chức.
Tập đoàn xe điện hàng đầu Trung Quốc - BYD sắp mở nhà máy đầu tiên tại châu Âu ở miền Nam Hungary, với kế hoạch sản xuất cả xe điện và xe lai sạc điện bắt đầu từ nửa cuối 2025.
0